![]() |
Trong vụ.... ĐKĐT, xung đột lợi ích đã xảy ra khi phó giám đốc Công ty Điện lực cho công ty cung cấp ĐKĐT thuê nhà của mình. Xung đột lợi ích xảy ra đối với ông phó giám đốc này: lợi ích của cá nhân ông khi thu tiền cho thuê nhà và lợi ích của công ty điện, rộng ra là của thành phố và người sử dụng điện, mà lẽ ra ông phải bảo vệ. Tất nhiên, ông có xu hướng chu toàn lợi ích cá nhân trước.
Có vẻ như xung đột lợi ích xảy ra nhiều nhưng ít ai để ý đến để chấn chỉnh. Nhiều ví dụ: chồng xét thầu và vợ hoặc bà con lân cận tham gia đấu thầu, chồng lấy báo giá và quyết định chọn nguồn cung cấp trong khi người thân là nhà cung cấp, người có thẩm quyền ký quyết định trong khi người thân trong cùng cơ quan hoặc ngành (không hẳn cùng phòng ban) soạn thảo hồ sơ dựa trên đó quyết định sẽ được ký...
Đã từng sống và công tác ở nước ngoài, tôi được học tập và nhắc nhở nhiều về xung đột lợi ích. Mỗi cá nhân đều phải tránh xung đột lợi ích. Lấy ví dụ: không thể cấm vợ con quan chức mở công ty cung cấp hàng hóa, nhưng nếu người chồng hoặc cha xem xét việc đấu thầu mua sắm đúng chủng loại hàng hóa của vợ con cung cấp, thủ trưởng của ông phải điều người khác thay thế. Ngoài liên hệ gia đình, còn có những mối liên hệ khác như chủ nhà - người thuê nhà, cổ đông, người hùn vốn, người môi giới, người vận động hành lang (lobby)... đều có khả năng được xếp vào tình huống xung đột lợi ích.
Nhân đây tôi có đề nghị: tất cả chương trình cao đẳng và đại học nên đưa môn học đạo đức nghề nghiệp (trong đó có phần đề cập đến xung đột lợi ích) vào giảng dạy. Khi nói đến ý niệm xung đột lợi ích, không ít người còn rất mơ hồ.
Rộng hơn, nên đưa yếu tố xung đột lợi ích vào luật, nên có hướng dẫn cụ thể phải nhận định, khai báo, xử lý xung đột lợi ích ra sao. Cũng nên đưa xung đột lợi ích là yếu tố tăng nặng tình tiết khi sai phạm và làm trái.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận