Phóng to |
Đào, quất, rác… trên một chiếc “xe lu” |
Hình ảnh của những “chậu” cây cảnh nằm trên xe chở rác bỗng trở nên phổ biến trên các con đường, tuyến phố như Nguyễn Trãi, Vũ Trọng Phụng, Thái Hà (Hà Nội) … Người ta bắt đầu nghĩ tới những tiếng thở dài của những chị lao công ngày đêm quét rác, người ta xót xa cho cái công lao chăm chút cây hoa của người làm vườn…
Cứ mỗi độ xuân về Tết đến, người người nhà nhà lại đổ xô đi khắp nơi mua hoa đào, nhành mai, cây quất… về chơi Tết. Tết đến! Tiền bạc chẳng là vấn đề, ai chơi sang thì mua tiền triệu một cây, ai chơi vừa thì tiền trăm, tiền chục một cành… Miễn là nhà cửa có cái khí vị của ngày Tết! Đó là một nét đáng quý của người Việt mình trong phong tục đón Tết, chơi Tết. Nhưng ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, tình cảm con người ít nhiều có phần hờ hững, phai nhạt.
Phóng to |
Hết Tết, lấy cành đào cảnh báo cho hầm hố trên vỉa hè (Ảnh chụp tại đường Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) |
Thế nên, ngoài phố mới “mọc” lên những “đụn rác” đứng sừng sững, nghênh ngang, bừa bãi những túi nilon, vỏ gói mứt, gói bánh, những chiếc xe chở rác thì đầy ắp những cành đào, nhành mai. Bao nhiêu gánh nặng sau ngày Tết, giờ đều “đổ” lên lên những tiếng chổi tre của những người lao công… Bao nhiêu công lao chăm bón của người trồng hoa, giờ chỉ bó gọn thành những đống rác.
Ai cũng biết, để có những bông hoa đẹp, nở đúng dịp người trồng ra nó đã phải mất 365 ngày để vừa chăm chút, vừa theo dõi, tính toán từng giờ, từng phút. Bấy nhiêu công lao của người trồng hoa cũng chỉ để mong muốn sự đáp ứng và trân trọng cái tình cuả người thưởng hoa mà thôi. Vậy mà, cái trò đời nhiều khi oái oăm. Có những anh giàu có, sẵn sàng bỏ hàng đống tiền để mua những cây đào to “vĩ đại” rồi cũng sẵn sàng cho nó vào thùng rác, khi lũ trẻ con hát bài “Tết! Tết! Tết! tết! Tết hết rồi!”. Lại thương, có anh đồng nát giữa đường gặp một cây quất trụi quả, đã bị bỏ trong thùng rác nhưng anh thấy nó đẹp và còn sống, nên đem về trồng.
Có người lý sự: “Xuân tàn, hoa đào, hoa mai héo hết, không vứt vào thùng rác thì để làm của hay sao?”. Thiết nghĩ, tại sao họ không tử tế một chút để trồng lại những cây đào, cây mai đó, hoặc tự xử lý nó cho gọn nhẹ, mà cứ vứt bừa bãi ra đường?
Phóng to |
Một đội xe chở rác và hoa đào.. luôn trực chiến 24/24 trên đường Vũ Trọng Phụng |
Khi xưa, Mãn Giác Thiền Sư có hai câu thơ nổi tiếng rằng: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Cáo tật thị chúng - Dịch thơ: Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết/ Đêm qua sân trước một nhành mai). Điều đó nói rằng: Xuân đến xuân đi là một quy luật của tạo hóa và mỗi người nếu có tấm lòng thảo thơm, thanh khiết như hoa đào, hoa mai thì nên trân trọng cái đẹp của thiên nhiên, của con người ngày xuân và cả khi hết xuân. Với vạn vật, chết không phải là hết, trái lại nó là sự nảy lộc, đâm chồi, sinh ra cái mới. Câu chuyện thực hiện nếp sống văn minh Thủ đô hôm nay cũng vậy thôi, cốt để sống với tinh thần 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cho ngày nay và cho muôn đời sau.
Ý kiến của bạn
* Chuyện vứt cây sau những đợt lễ là chuyện không thể khác được vì đâu phải nhà nào cũng có chỗ để trồng lại chúng. Đó là chưa kể dễ gì trồng lại mà chúng sống tốt cho đâu! Tuy nhiên vứt bừa bãi lại là chuyện khác. Tôi thấy ở bên Mỹ (lại chuyện bên Mỹ!) sau lễ Giáng sinh, người ta đem cây thông ra đặt ngay ngắn bên cạnh vệ đường chờ cho đội vận chuyển của công ty vệ sinh đem về xay nhuyển để ủ phân xanh. Sao mình không làm thế? Nếu công ty vệ sinh của chúng ta không có thiết bị để xay cây và không có dịch vụ ủ phân thì mỗi gia đình có thể làm được chuyện đó. Chúng ta có thể băm nhỏ cây ra, cho vào túi nylong đen, buộc chặt và để vào xó xỉnh nào đó. Một thời gian sau có thể đem ra để bón vào gốc những chậu cây bé bé mà mỗi nhà chắc thế nào cũng có trồng ấy. Hoặc nếu không muốn ủ phân tại gia như vậy, chúng ta có thể băm nhỏ cây ra rồi đem bỏ vào các gốc cây xanh ở vệ đường. Làm vậy vừa giải quyết vấn nạn rác, vừa chăm được cho cây!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận