![]() |
Body frame của Rich Tran tại L'Espace (Hà Nội) |
Những cảm giác của khoảnh khắc
Bùi Công Khánh, 33 tuổi, họa sĩ của vùng đất Hội An, bay qua Nhật tham gia Liên hoan nghệ thuật trình diễn châu Á vào giữa tháng 7-2004. Trở về, Khánh cho biết đó là một chuyến đi mang ấn tượng không phai.
Nghệ thuật trình diễn Trong hoạt động lớn nhất về mỹ thuật đương đại từ đầu năm đến nay - triển lãm “Tạo hình cho nước” (từ 23-8 đến 2-9 tại ĐH Mỹ thuật Hà Nội) - có sự tham dự của cả nghệ sĩ nước ngoài với loại hình nghệ thuật trình diễn (performance art). Loại hình này là sân chơi mới ở nước ta gần đây, mỗi lúc mỗi đậm nét hơn. Sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật này dù còn ít ỏi cũng bắt đầu được chú ý - tán thưởng có, dị ứng cũng có... |
Alexandre, người Chile, thả từng bụm cát trắng để ghi lại dấu giày người qua lại. Nữ họa sĩ người Myanmar đặt những miếng giấy nhỏ hình chim bồ câu nhuộm phẩm màu đỏ, xếp thành bản đồ quê hương, cô gái rơm rớm khóc vì không dằn nỗi xúc động được dịp giới thiệu xứ sở của cô.
Thế còn Khánh? “Chủ đề của tôi là sự sống còn của truyền thống ra sao trong đời sống hiện đại. Ở Shinjyuku, tôi nhờ khách bộ hành đóng dấu lên người tôi để rồi… những cái mộc ấy cũng chỉ là “vỏ bọc”, không thể định nghĩa con người được.
Truyền thống có lẽ cũng vậy, không thể nhốt
|
“Đúng là có không ít người mơ đến sự vĩnh cửu, có tranh treo ở bảo tàng. May mà... không có được nhiều sự vĩnh cửu, vì biết đào đâu ra bảo tàng mà chứa! - Khánh cười tếu - Nếu bạn không yêu cảm giác khoảnh khắc, không hiểu giá trị của phù du thì chắc chắn bạn sẽ không dám bước vào nghệ thuật trình diễn”. Vào tháng 9-2004, Khánh lại được mời qua Seoul, dự liên hoan trình diễn quốc tế với qui mô lớn hơn.
Sắc màu, ánh sáng và con sóng nội tâm
Rich - tên đầy đủ là Rich Streitmatter Tran, một người Việt sinh sống tại Mỹ - vào tháng 3-2004 đã mở cuộc trình diễn tại L’Espace trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), với tên gọi Body frame/Video frame (tạm dịch: Khung hình cơ thể). Rich kéo vài diễn viên múa từ TP.HCM cùng vào cuộc. Đó là một bức tranh động diễn đạt sự hân hoan chen lẫn với khó nhọc trong cuộc sống. Thêm vào đó, còn là bản phối hợp màu sắc của ánh sáng lúc u uẩn mờ ảo, lúc nên thơ trong vắt.
Ngô Thái Uyên, nữ họa sĩ được đề cập trong bộ phim đặc biệt Công dân @ (Hãng Phim thời sự - tài liệu - khoa học VN) - trong đó giới thiệu một số nhân vật trẻ VN trong thời đại xa lộ thông tin, không chấp nhận những chân dung đúc khuôn. Uyên vẫn là con người của thiết kế thời trang, đồ gốm... của một thời du học tại Học viện Massachusetts, nhưng những cơn sóng nội tâm thì Uyên đem vào nghệ thuật trình diễn. Giấc mơ tình yêu, cuộc trình diễn của Uyên, đã đánh dấu một bước chuyển mới. Trong không gian của gallery Mai, những cánh hoa vẽ trong các bức tranh cùng với hoa rải trên sàn nhà như được nối lại, sống chung một tâm cảm.
Gửi gắm thông điệp, tại sao không?
![]() |
Bùi Công Khánh (trái) với khách bộ hành khu Shinjyuku: "Đóng dấu lên tôi, xin mời" - Ảnh tư liệu |
Cả nước hiện nay có khoảng 30 người làm trình diễn kể cả thường xuyên lẫn không thường xuyên. Trong tương lai, chắc chắn số sinh viên mỹ thuật gia nhập nghệ thuật trình diễn sẽ tăng, khi mà sự hiểu biết ở trong nước và giao lưu với thế giới tăng lên”.
Nghệ thuật trình diễn tại VN sẽ bớt đi thác ghềnh, từ cách nhìn trên? Có thể như vậy lắm. Để hi vọng vào tương lai của nghệ thuật trình diễn, xin mượn lời trong ca khúc Tôi ơi đừng tuyệt vọng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”. Nghĩa là cứ làm trình diễn một cách chân thành và ngày mai tươi sáng sẽ đến.
------------------
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, chuyên viên Vụ văn nghệ của Ban Tư tưởng - văn hóa trung ương: Cần biết ứng xử văn hóa trước cái mới
Sự ra đời của nghệ thuật trình diễn tương ứng với xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại trong bối cảnh thông tin toàn cầu và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Trong khi đó, nghệ thuật giá vẽ không còn đủ sức chuyển tải sự thay đổi nhanh chóng trong đời sống hiện tại nữa.
Thay vì ngắm những bức tranh treo tường cố định trong những bảo tàng hay triển lãm, công chúng được nghệ sĩ đề nghị bước vào trong tác phẩm của mình, đây là loại hình có tính cộng đồng rất cao và phi lợi nhuận. Do đó, cũng phải thể tất cho nghệ sĩ nếu tác phẩm của họ chưa “tới”, chưa đạt.
Những va đập của xã hội đương đại vào nghệ sĩ rất nhanh, họ phải nắm lấy, chuẩn bị tác phẩm của mình: ở người này, sự thể hiện là hoàn hảo nhưng ở một số khác, họ còn phải tiếp tục nghiên cứu. Từ phía các cơ quan quản lý, theo tôi, cần thấu hiểu và chia sẻ cho những nghệ sĩ hoạt động trong loại hình nghệ thuật mới này.
Nếu như nó được nhìn nhận một cách bình đẳng, được đầu tư như hội họa giá vẽ, chắc chắn nó sẽ phát triển tốt. Chứ trong hoàn cảnh hiện nay, nghệ sĩ của loại hình mới này đang gặp nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Tôi cho rằng cái mới, có chọn lọc, cần được cổ súy để công chúng đến gần hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận