Phóng to |
Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật do NSƯT Ngọc Trúc viết kịch bản và đạo diễn.
Lần đầu tiên, các nghệ sĩ Liên đoàn Xiếc VN sẽ tạo ra không gian sân khấu mới lạ, phá vỡ cách trình diễn truyền thống của sân khấu tròn. Cùng một lúc, nhiều thể loại xiếc trình diễn trên một sân khấu, với một bản nhạc nền. Đó là cách để xiếc VN thể hiện... sự đổi mới, kết hợp tính hiện đại và dân tộc - một xu thế tất yếu của nghệ thuật.
Không thể phủ nhận một thời hoàng kim của xiếc Việt khi nghệ sĩ luôn luôn được công chúng hào hứng đón chờ. Năm 2005 với 1.000 đêm diễn (đạt 300% kế hoạch) cũng là thành tích đáng kể của Liên đoàn. Tuy vậy, đến nay, ở tuổi 50, xiếc Việt vẫn đang phải đốt đuốc đi tìm thế hệ kế cận. NSND Lưu văn Phúc - Phó GĐ Liên đoàn, từng có 48 năm công tác tại đây -cho rằng, một lớp kế cận không chỉ có nghĩa là kế cận về số lượng mà đòi hỏi cả chất lượng.
Do đặc thù nghề nghiệp, lực lượng nghệ sĩ xiếc luôn đòi hỏi phải trẻ hóa (vì hầu hết nghệ sĩ xiếc ngoài 30 tuổi đều đã tự rút lui...) Liên đoàn hiện có 3 đoàn nghệ thuật, nhưng gần 85% trong số nghệ sĩ thường xuyên biểu diễn trên sân khấu (khoảng 15-20 tuổi) chỉ làm việc theo hợp đồng thỏa thuận (vì không có đủ biên chế) mà ông Phúc gọi vui là "lực lượng lao động chính - hưởng lương phụ!"
Trong khi đó, muốn phát triển ngành xiếc, không thể thiếu đào tạo, mà khâu này hiện đang còn rất yếu. Bởi nghệ thuật mới lạ, trình diễn điêu luyện mới kéo khán giả đến rạp, nhưng điều đó lại bị hạn chế bởi nhiều khả năng, trình độ của nghệ sĩ, dù từ nhiều năm nay, Liên đoàn đã đầu tư kinh phí để trường xiếc đào tạo học sinh theo... các đơn đặt hàng.
Xiếc thú dữ - một thể loại hấp dẫn khán giả - không còn từ sau chiến tranh đến nay vẫn chưa khôi phục...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận