27/07/2004 08:45 GMT+7

Xìcăngđan quanh những cuộc tình của Anton Chekhov

LÊ MINH QUANG  (Theo Inosmi, The Daily Telegraph)
LÊ MINH QUANG  (Theo Inosmi, The Daily Telegraph)

TT - Trong những ngày tháng 7-2004 này, nhiều tổ chức trên thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại văn hào Nga Anton Chekhov. Nhưng một tiết lộ mới nhất, chưa rõ đúng sai, về những cuộc tình lãng mạn của nhà văn đã gây nên vụ xìcăngđan làm ảnh hưởng đến chuyện tổ chức kỷ niệm ngay tại nước Nga quê hương ông.

ynV2qjmw.jpgPhóng to
TT - Trong những ngày tháng 7-2004 này, nhiều tổ chức trên thế giới kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại văn hào Nga Anton Chekhov. Nhưng một tiết lộ mới nhất, chưa rõ đúng sai, về những cuộc tình lãng mạn của nhà văn đã gây nên vụ xìcăngđan làm ảnh hưởng đến chuyện tổ chức kỷ niệm ngay tại nước Nga quê hương ông.

Yuri Bychkov - kẻ phá bĩnh?

Xìcăngđan bắt đầu nổ ra cách đây không lâu khi ông Yuri Bychkov, cựu giám đốc Viện bảo tàng Chekhov ở thị trấn Melikhovo, Nga - nơi nhà văn Nga Chekhov đã từng viết tác phẩm bất hủ Hải âu, vừa cho xuất bản một cuốn sách viết về đời tư của Chekhov mang tựa đề Những cuộc tình vụng trộm đầy bí ẩn của Chekhov dựa trên những bức thư tình chưa bao giờ được công bố của nhà văn.

Yuri Bychkov rút ra kết luận: “Nhà viết kịch và nhà văn Chekhov là một người có rất nhiều cuộc tình lãng mạn vụng trộm”. Theo Yuri Bychkov, mỗi lần Chekhov đến bất kỳ một thành phố nào thì hành trình của ông bao giờ cũng bắt đầu từ việc đến cầu nguyện ở nhà thờ và sau đó kết thúc bằng các cuộc tình trong nhà chứa địa phương. Tác phẩm của Yuri Bychkov còn kể lại quan hệ giữa Chekhov với hai người tình lãng mạn nhất, một người từ Nhật và người khác từ Ấn Độ.

Sau khi cuốn sách của Yuri Bychkov ra mắt công chúng, số người đọc các tác phẩm của Chekhov ngày càng ít. Còn cộng đồng các nhà văn Matxcơva đã kịch liệt phê phán ông Yuri Bychkov.

Họ cùng viết một bức thư ngỏ tỏ ý nghi ngờ kết quả nghiên cứu của Yuri Bychkov. Vì thế, Yuri Bychkov đã bị cách chức giám đốc Viện bảo tàng Chekhov. Bà Irina Gitovich, thư ký Ủy ban Chekhov thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, là một trong những người kịch liệt phê phán tác phẩm của Yuri Bychkov.

Bà viết: “Làm thế nào có thể tưởng tượng được một tình huống như vậy? Học sinh Nga đến Viện bảo tàng Chekhov ở Melikhovo và đề nghị chúng ta kể cho họ nghe về những cuộc phiêu lưu tình ái của Chehkov qua các nhà chứa. Rõ ràng, ông Yuri Bychkov là một người không có đạo đức. Ông ta chỉ đơn giản muốn tạo ra một sự vinh quang cho riêng mình nhờ tên tuổi của Chekhov”.

Vừa rồi, Yuri Bychkov lại cho xuất bản thêm một cuốn sách nữa kể về bảy năm cuộc đời của Chekhov ở Melikhovo và lại một lần nữa gây nên cuộc tranh cãi ầm ĩ ở Nga. Bà Irina Gitovich nói: “Rất đáng tiếc là cuốn sách của Yuri Bychkov sẽ bán rất chạy. Nó được viết với một giọng rất bình dân, nếu không muốn nói là thô tục. Giống như Pushkin đã từng viết trong một bức thư gửi bạn: Những người thường dân bao giờ cũng cảm thấy sung sướng khi được biết về những khuyết tật tầm thường của những con người nổi tiếng, vì họ nghĩ rằng chính những khuyết tật đó cho phép họ cảm thấy sự giống nhau giữa họ với những con người vĩ đại”.

Hiện tượng quay mặt với văn học nước nhà

Nhưng rồi các chuyên gia nghiên cứu về Chekhov muốn bỏ ra ngoài tất cả những mâu thuẫn và tranh cãi để cùng phối hợp với nhau kỷ niệm 100 năm ngày mất của đại văn hào Chekhov. Các báo ở Nga đồng loạt đăng bài viết kỷ niệm với những tựa lớn như: “Chekhov - con người, nhà văn và công dân Nga vĩ đại”.

Nhạc viện Matxcơva đã tổ chức biểu diễn một tác phẩm âm nhạc vừa được phát hiện mới đây của Sergei Rachmaninov, sáng tác vào năm 1891, là năm nhạc sĩ thiên tài kết bạn với Chekhov. Một trong các nhà hát rối nổi tiếng của Matxcơva biểu diễn một số tác phẩm dựa vào các truyện ngắn của Chekhov.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là dù có những tình cảm nhiệt tình trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà văn, ở Nga hiện nay số người hâm mộ Chekhov không còn đông như trước.

Trong khi các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Vườn anh đào, Hải âu, Cậu Vania, Ba chị em rất được ưa chuộng và phổ biến ở phương Tây thì chính ở nước Nga, quê hương của nhà văn, Chekhov lại giống như một ngôi sao đang tàn. Gần đây, hoạt động dàn dựng quá tốn kém để biểu diễn tác phẩm Hải âu của nhà đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Andron Konchalovsky đã bị thất bại, mặc dù kỹ thuật hóa trang chuẩn bị rất công phu và khá tốn kém. Ngôi mộ của nhà văn đầy vinh quang trên nghĩa trang Novodevits ở Matxcơva trước đây lúc nào cũng có hoa tươi thì giờ đây đang ở trong cảnh hoang tàn.

Tất cả những người nghiên cứu về Chekhov đều thống nhất ở một điểm: thời kỳ vàng son của Chekhov đã không còn nữa. Bà Irina Gitovich phát biểu quan điểm cho rằng các trường học ở Liên Xô trước đây mặc dù có rất nhiều khiếm khuyết nhưng vẫn duy trì được một trình độ giáo dục có chất lượng cao nhất định. Còn hiện nay, nhiều học sinh của Nga ở lớp trên có thể biết nhà văn Lev Tolstoi viết tác phẩm Chiến tranh và hòa bình nhưng lại không biết ai là người viết nên tác phẩm Anna Karenina vì việc đó “không ảnh hưởng gì lớn đến hòa bình thế giới”. Theo bà, điều đáng lo ngại nhất là lớp trẻ ngày nay đang mất dần khả năng cảm nhận bản thân mình và thế giới xung quanh. Trước mắt họ, tất cả chỉ toàn là những sắc màu và câu chữ hào nhoáng trên các mục quảng cáo các giá trị phương Tây.

LÊ MINH QUANG  (Theo Inosmi, The Daily Telegraph)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên