Tag: xã hội hóa thể thao

Thế nào là xã hội hóa thể thao?

TTCT - Không chỉ là nền thể thao hùng mạnh nhất, Mỹ còn là nền thể thao duy nhất kiên định với quan điểm: chính phủ không tài trợ cho phong trào Olympic.

Thể thao ắt phải xã hội hóa

TTCT - Đất đai cho thể thao TP.HCM khá khan hiếm, nhưng nhờ chính sách xã hội hóa được đẩy mạnh từ nhiều năm qua, người dân Sài Gòn cũng có thêm nhiều nơi để rèn luyện sức khỏe.

Xin từng giờ cho thể thao khuyết tật…

TTCT - Các hoạt động thể thao người khuyết tật hiện vẫn gần như dựa hoàn toàn vào các nỗ lực tư nhân và cá nhân.

Lâm Quang Nhật: Giữa “nhà nòi” và “xã hội hóa”

TTCT - Ở tuổi 20, Lâm Quang Nhật đã có trong tay 2 HCV và 1 HCB bơi lội sau 3 lần tham dự SEA Games. Thế rồi chàng kình ngư người Sài Gòn đột ngột nói lời chia tay môn bơi lội, cũng là chia tay cuộc đời VĐV “gà nòi” - để hướng đến một hành trình mới.

Thể thao và tương lai tự thân vận động

TTCT - Nếu so về ngân sách cấp cho ngành thể thao, có rất nhiều quốc gia trong khu vực chi nhiều hơn Việt Nam, điển hình như Singapore, Thái Lan hay Malaysia. Nhưng hầu hết đang có xu hướng giảm dần ngân sách và bù đắp bằng chính sách xã hội hóa.

Nhà nước chi bao nhiêu tiền cho thể thao?

TTCT - Thể thao Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong 5 năm qua khi lần đầu tiên giành HCV Olympic 2016, đứng thứ 17 tại Asiad 2018, thứ hai tại SEA Games 2019. Đặc biệt bóng đá nam đã giành HCV AFF Cup, SEA Games, HCB vòng chung kết U23 châu Á trong hai năm 2018 - 2019. Để có thành quả đó có sự đầu tư rất lớn từ ngân sách nhà nước và cả xã hội.

Các liên đoàn thể thao quốc gia còn thiếu hiệu quả

TTCT - Nhìn qua con số thuần túy, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) là liên đoàn hoạt động hiệu quả nhất trong số mấy chục liên đoàn thể thao quốc gia VN. Theo báo cáo tài chính của VFF, nguồn thu của đơn vị này trong năm 2020 là 205 tỉ đồng. Mục tiêu của VFF trong năm 2021 là thu về 259 tỉ đồng.

Bóng rổ: Có đủ sức mở ra một ngoại lệ?

TTCT - Bóng rổ từ lâu không còn xa lạ với người VN, đặc biệt là giới trẻ. Nghịch lý ở chỗ, bóng rổ đỉnh cao của VN gần như là một mảng trắng. Nhưng mảnh đất tiềm năng này đang được Công ty cổ phần Bóng rổ VN vun trồng và hứa hẹn sẽ kiếm được tiền trong tương lai gần.

Nghĩ về chuyện xã hội hóa thể thao

TT - 17 năm để TP.HCM trở lại chức vô địch bóng chuyền quốc gia 2015 là một thời gian dài. Và có lẽ cũng có thể sẽ còn dài hơn 17 năm nữa nếu bóng chuyền TP.HCM không được xã hội hóa một cách thực thụ.