20/11/2005 19:58 GMT+7

Vùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Theo Sài Gòn tiếp thị
Theo Sài Gòn tiếp thị

VN hiện có 2,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường (chiếm 2,7% dân số). Dự báo đến năm 2025, con số này tăng lên 5 triệu người. Đáng lưu ý là có tới 2/3 trong số đó không biết mình đã mắc bệnh, bởi khi mức đường huyết tăng quá cao, bệnh mới có triệu chứng rõ rệt.

trwqzkLD.jpgPhóng to
Điều dưỡng Phùng Thị Ngọc chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tại khoa nội tiết BV Nguyễn Trãi, TP.HCM (ảnh chụp tối 12-9-2005) - Ảnh: T.T.D.
VN hiện có 2,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường (chiếm 2,7% dân số). Dự báo đến năm 2025, con số này tăng lên 5 triệu người. Đáng lưu ý là có tới 2/3 trong số đó không biết mình đã mắc bệnh, bởi khi mức đường huyết tăng quá cao, bệnh mới có triệu chứng rõ rệt.

1. Vùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là gì?

Đó là khi đường huyết quá thấp hoặc quá cao. Đường huyết xuống thấp dưới 60 mg/dL có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí tử vong; còn đường huyết tăng cao hơn 180 mg/dL có thể gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim mạch, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.

Trung bình cứ 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường type 2 là do bệnh tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Bệnh thận do tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối, còn bệnh võng mạc do tiểu đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù.

Khi đường huyết cao (trên 300 mg/dL = 16,5 mmol/L) thì người bệnh mới có một số triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều và khát nước... Còn khoảng từ 126 - 300 mg/dL (7-16,5 mmol/L) người bệnh không cảm nhận được vì nó không gây đau, hay có cảm giác khó chịu.

2. Có cách nào để tránh được vùng nguy hiểm?

Hãy giữ đường huyết của bạn nằm trong vùng bình thường (an toàn). Muốn biết đường huyết đang nằm trong vùng an toàn hay nguy hiểm, bạn cần phải đo đường huyết tại nhà một hoặc nhiều lần mỗi ngày, cả trước và sau bữa ăn.

3. Vùng đường huyết an toàn phải là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), đối với đa số bệnh nhân tiểu đường, mức đường huyết an toàn trước bữa ăn: 90 - 130 mg/dL (5,0 - 7,2 mmol/L); sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/L); trước lúc đi ngủ: 110 - 150 mg/dL (6,0 - 8,3 mmol/L).

Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng... mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau.

4. Lời khuyên của bác sĩ dành cho người bệnh tiểu đường

- Tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý; luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.

- Dùng thuốc điều trị tiểu đường đúng cách, đúng giờ; bỏ hút thuốc lá ngay.

- Kiểm tra đường huyết hằng ngày bằng máy đo đường huyết cá nhân. Kiểm tra kỹ bàn chân trước khi đi ngủ, phát hiện mọi bất thường như vết cắt, vết phỏng, chỗ bị đau, bị sưng, bị đỏ, hoặc chỗ móng chân bị đau...

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Theo Sài Gòn tiếp thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên