![]() |
Trần Nghĩa Vinh |
Hai người bị bắt để điều tra về hành vi nhận hối lộ là tổng giám đốc Trần Nghĩa Vinh và phó tổng giám đốc Hồ Mạnh Quân. Vì sao lại có chuyện bất ngờ như vậy?
Từ một hợp đồng bảo hiểm…
Ngày 9-10-2002, Công ty TNHH thương mại Sông Tiền (Tiền Giang) ký hợp đồng bán 16.000kg tôm đông lạnh cho Công ty Taifun với giá 144.000 USD. Theo thỏa thuận, lô hàng tôm đông lạnh trên được tàu Hanjin vận chuyển từ TP.HCM đến cảng Hamburg (Đức).
Ông Bùi Ngọc Bảo, chủ tịch hội đồng quản trị Pjico: Sáng 15-5 HĐQT Pjico đã có phiên họp bất thường. Chúng tôi sững sờ đến nỗi không thể bàn được gì nhiều. Trước mắt, chúng tôi cử ông Nguyễn Anh Dũng, thành viên HĐQT, sang nắm giữ chức vụ quyền tổng giám đốc. Ban kiểm soát của Pjico cũng đang tiến hành rà soát lại các hợp đồng có giá trị bồi thường lớn. |
Việt Thái Phong đã nhờ người đến chi nhánh Pjico tại TP.HCM gấp rút làm các thủ tục mua bảo hiểm để... “chữa cháy” cho các container tôm đông lạnh vừa bị hỏa hoạn ở cảng Colombo. Do không nắm được thông tin về vụ tai nạn của tàu Hanjin ở nước ngoài, Pjico đã chấp nhận bán bảo hiểm cho lô hàng thông qua Việt Thái Phong.
Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico) được thành lập vào tháng 6-1995 với bảy cổ đông sáng lập đều là các tổ chức kinh tế lớn của Nhà nước, gồm Tổng công ty Xăng dầu VN (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương VN (Vietcombank), Công ty Tái bảo hiểm quốc gia VN (Vinare)…Trong làng bảo hiểm phi nhân thọ, Pjico xếp thứ ba sau Bảo Việt và Bảo Minh. |
Nghi vấn về thời điểm hỏa hoạn và thời điểm Việt Thái Phong đến chi nhánh Pjico ở TP.HCM mua bảo hiểm đều cùng trong một ngày (11-11-2002), nên chi nhánh Pjico ở TP.HCM đã báo cáo và “đẩy” hồ sơ vụ việc ra Hà Nội, đề nghị lãnh đạo công ty xem xét, quyết định. Và rồi việc không nên xảy ra cuối cùng đã xảy ra...
Tiền bảo hiểm đã được... chi trả như thế nào?
Theo giới thiệu của chi nhánh Pjico tại TP.HCM, bà Phạm Hồng Thu ra Hà Nội để đòi giải quyết yêu cầu bảo hiểm cho lô hàng tôm đông lạnh xuất khẩu bị cháy. Tại đây, qua một số kênh, bà giám đốc Công ty Việt Thái Phong đã được tiếp xúc thẳng với tổng giám đốc Công ty cổ phần bảo hiểm Pjico Trần Nghĩa Vinh và cấp phó của ông này là Hồ Mạnh Quân.
|
“Méo mó có còn hơn không...”, bà Phạm Hồng Thu nhất trí “điều kiện” nói trên, nộp trước cho hai ông Vinh và Quân 1,9 tỉ đồng. Sau khi thực hiện xong điều kiện này, Việt Thái Phong mới nhận được 3,8 tỉ đồng tiền bảo hiểm từ Pjico do có ý kiến chỉ đạo của hai sếp Trần Nghĩa Vinh và Hồ Mạnh Quân.
Còn số tiền 1,9 tỉ đồng mà hai lãnh đạo Pjico nhận của Việt Thái Phong đã được sử dụng như thế nào? Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, điều tra bước đầu đã xác định ông Trần Nghĩa Vinh nhận nhiều nhất - khoảng 1,1 tỉ đồng. Kế đến là ông Hồ Mạnh Quân với số tiền đã nhận khoảng 600 triệu đồng. 200 triệu đồng còn lại, cơ quan chức năng cho biết có thông tin cho rằng đã được chia đều cho bốn trưởng phòng khác của Pjico nhưng cơ quan công an đang tiếp tục làm rõ.
Ngoài vụ việc này, cơ quan điều tra cũng sẽ tiếp tục mở rộng sang một số hợp đồng bảo hiểm khác để làm rõ có hay không thông tin về một đường dây chuyên “chạy” bảo hiểm.
* Hợp đồng bảo hiểm sai sót ngay từ đầu
Theo một lãnh đạo của chi nhánh Pjico tại TP.HCM (tức Pjico Sài Gòn), hợp đồng giữa Pjico Sài Gòn và Công ty Việt Thái Phong đã có những “hạt sạn” ngay từ đầu. Thứ nhất, khi tiếp nhận đơn yêu cầu bảo hiểm (BH) cho một lô hàng đã rời cảng, nhân viên của Pjico đã không làm động tác phối kiểm thông tin để nắm tình trạng hàng hóa tại thời điểm đó.
Thứ hai, Việt Thái Phong yêu cầu cấp đơn vào ngày 11-11-2002 nhưng mãi đến ngày 18-11 mới đóng phí. Trên nguyên tắc hợp đồng BH chỉ có hiệu lực sau khi khách hàng đóng phí, nhưng người nhân viên này đã ghi lùi ngày 18 lại thành ngày 11 theo hướng có lợi cho khách hàng.
Theo các công ty BH, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu họ chỉ nhận BH cho những lô hàng chưa rời cảng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể chấp nhận BH cho cả những lô hàng đang trên đường đi nếu đó là khách hàng “ruột” và công ty BH biết rõ họ không có ý đồ trục lợi cũng như biết rõ tình trạng hàng hóa tại thời điểm bán BH.
Lãnh đạo Pjico Sài Gòn thừa nhận Việt Thái Phong không phải là khách hàng quen thuộc để có thể mua được BH cho lô hàng đang trên đường đi, nhưng người nhân viên đã “nhắm mắt làm liều” vì khoản hoa hồng đáng kể.
Sau khi nhận được yêu cầu bồi thường 3,8 tỉ đồng của Việt Thái Phong, ban giám đốc Pjico Sài Gòn đã lập tức rà soát lại hợp đồng và nhận ra tàu đã bị tai nạn trước khi đơn yêu cầu BH được cấp. Chi nhánh đã liên tiếp gửi
hai văn bản từ chối bồi thường nhưng Việt Thái Phong không đồng ý và kiện ra trụ sở công ty tại Hà Nội. “Chúng tôi không nhận được bất cứ thông tin gì từ lãnh đạo của công ty cho đến khi nhận được thông báo báo nợ cho chi nhánh vì Việt Thái Phong đã được chấp nhận bồi thường” - một lãnh đạo của chi nhánh cho biết.
NHƯ HẰNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận