25/07/2007 03:50 GMT+7

VTV3 phản hồi từ "Loạn game show": Khán giả ngày càng sành sỏi và khó tính

VIỆT HOÀI thực hiện
VIỆT HOÀI thực hiện

TT - Đó là nhận xét của bà Bùi Thu Thủy - phó trưởng ban thể thao, giải trí, thông tin kinh tế; người trực tiếp phụ trách toàn bộ mảng game show của VTV3.

bJiQHc4F.jpgPhóng to
Trao giải thưởng cho những người dự thi một game show của HTV
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Bà Thủy đưa ra nhận xét trên sau khi đã đọc tất cả thông tin từ báo chí, những phản hồi đầy bức xúc từ bạn đọc và cả từ hàng ngàn thư khán giả gửi đến VTV3 mỗi tháng. Trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ, không tránh né nhưng cũng hết sức “mềm mại”, bà Thủy nói:

- Khán giả và độc giả phản ứng như vậy về các game show trước hết chứng tỏ sức lan tỏa của các chương trình này. Nếu thống kê chính xác, hằng ngày chúng tôi chỉ có khoảng 3/24 giờ phát game show (thứ bảy và chủ nhật thì nhiều hơn, 4-5 giờ).

Nói chung tỉ lệ chương trình trò chơi trên sóng VTV3 chỉ chiếm từ 1/8-1/5 thời lượng phát sóng, như vậy chưa phải là nhiều. Có lẽ khán giả mang nặng cảm giác “bội thực” game show chính là vì còn xem thêm quá nhiều chương trình của các đài truyền hình địa phương.

Năm 1996, VTV làm game show đầu tiên là SV96, được đón nhận rất nồng nhiệt đơn giản vì đó là duy nhất trên truyền hình, rất nhiều chương trình của chúng tôi ngày nay có nội dung hấp dẫn hơn, công nghệ cao hơn nhưng rating (lượng người xem - PV) thấp hơn và bị phê phán nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa là khán giả ngày nay đã có quá nhiều sự lựa chọn, họ ngày càng sành sỏi và khó tính. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

* Hiện có nhiều chương trình game show được sản xuất theo phương thức xã hội hóa - một đối tác tư nhân sản xuất chương trình và bán quảng cáo, nhà đài chỉ việc tiếp nhận chương trình, phát sóng. Có phải vì vậy mà dẫn đến chất lượng của nhiều game show “có vấn đề”?

- Tôi không thể trả lời thay các đài truyền hình khác, còn thực tế ở VTV hiện chỉ có hai chương trình Tam sao thất bản Làm giàu không khó được sản xuất theo phương thức xã hội hóa 100%, tức là “đổi quảng cáo lấy chương trình”, còn tất cả chương trình khác như Ai là triệu phú, Trò chơi âm nhạc, Đường lên đỉnh Olympia, Ở nhà chủ nhật, Chiếc nón kỳ diệu, Hành khách cuối cùng… đều do VTV sản xuất.

Cái gọi là xã hội hóa ở đây chỉ là đối tác thương thuyết mua bản quyền, format của nước ngoài, chúng tôi lựa chọn (trong hàng chục sự lựa chọn khác nhau) một phiên bản hợp lý khả thi nhất và sản xuất, đối tác làm quảng cáo.

Như vậy, không thể nói vì xã hội hóa mà chương trình kém chất lượng. Vì suy cho cùng, chúng tôi vẫn phải nghiệm thu chương trình trước khi đưa duyệt phát sóng, chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là “nhà đài” kia mà!

* Vậy bà lý giải thế nào về việc nhà tài trợ can thiệp quá nhiều vào các game show: logo to lấn át cả tên chương trình, mẫu mã hàng hóa giăng khắp nơi, MC liên tục phải cảm ơn nhà tài trợ, chương trình đang lúc hấp dẫn nhất thì cắt bụp đi để phát quảng cáo…?

- Khán giả cần phải hiểu giùm chúng tôi một thực tế: không có quảng cáo, không có tài trợ thì chắc chắn không có tiền để làm game show. Và nhà tài trợ, người mua quảng cáo lại cũng chỉ nhằm vào những chương trình đông người xem nhất.

Những chương trình ăn khách nhất cũng là những chương trình được (bị) quảng cáo xen vào nhiều nhất: Ai là triệu phú, Trò chơi âm nhạc, Hành khách cuối cùng… Và cũng xin hiểu giùm chúng tôi một điều nữa: chúng tôi cũng không muốn nhà tài trợ trưng ra những logo to như vậy, ở những vị trí phản cảm như vậy.

Nhưng trong hợp đồng của họ với trung tâm dịch vụ quảng cáo của đài cho phép họ có những quyền lợi đó, và chúng tôi suốt ngày phải vừa giải thích, vừa đấu tranh, vừa năn nỉ… đối tác để họ giảm tông màu logo hay giảm kích thước tên nhãn hàng.

Có một giai thoại thế này: trong một live show ca nhạc, hễ người của VTV quay đi là người của bên nhà tài trợ lại cặm cụi đi… dán logo vào tất cả mọi chỗ có thể lọt vào ống kính và lên hình được.

Chị Huyền Thanh (tổng đạo diễn chương trình) tức quá bèn hét lên: “Dán luôn vào mặt tôi đây này!” . Vậy là họ mới chịu thôi. Nhưng tôi cũng hi vọng là càng ngày “văn hóa quảng cáo”, “văn hóa tài trợ” của cả nhà sản xuất, nhà quảng cáo và nhà đài cũng sẽ khá dần lên.

Từ vài tháng nay, khán giả đã có thể thấy không còn logo nào được xuất hiện trên sàn sân khấu nữa. Và từ nay trở đi cũng sẽ không còn logo nào được phép to hơn tên chương trình, hoặc được đặt ở những vị trí nhạy cảm, hay có kiểu dáng, màu sắc gây phản cảm. Việc MC phải xướng tên hay cảm ơn nhà tài trợ cũng sẽ chấm dứt.

* Một vấn đề mà khán giả cũng rất bức xúc là các game show nói riêng và các chương trình trên VTV nói chung có giá trị giáo dục, văn hóa… cao thường có giải thưởng trị giá rất ít, bị bố trí phát vào những giờ không đẹp hoặc trên những kênh ít người xem?

- Đó là vấn đề muôn thuở của mọi đài truyền hình trên thế giới. Cá nhân tôi và cả gia đình tôi cũng rất thích xem VTV2, VTV6 hoặc chương trình Văn hóa - sự kiện - nhân vật của VTV3, nhưng phải thừa nhận là rating của những chương trình/kênh đó không cao, thậm chí rất thấp.

Nhà tài trợ không muốn tài trợ cho những chương trình đó, nhà quảng cáo không muốn quảng cáo ở đó. Nhưng cũng không nên lầm lẫn là VTV không ưu tiên cho những chương trình đó vào những giờ đẹp. VTV2 và VTV6 (hiện đang phát kênh 10 truyền hình cáp) có hẳn một kênh riêng, và những ai ham tìm hiểu kiến thức vẫn sẽ tìm đến nó. Mặt khác, trong những giờ phát quảng cáo đẹp nhất của VTV1 và VTV3, bao giờ cũng có những quảng cáo dành cho những “người hùng thầm lặng” ở các kênh/chương trình nghiêm túc kể trên.

VIỆT HOÀI thực hiện

Ông Huỳnh Văn Nam, giám đốc Đài truyền hình TP.HCM:

Sau thời gian nở rộ, chủ trương của HTV trong sáu tháng cuối năm 2007 là giảm bớt game show phát sóng. Điều này cũng theo trào lưu của truyền hình thế giới hiện nay đó là game show thoái trào, thay vào đó là reality show (truyền hình thực tế) và talk show (trò chuyện).

Trong một cuộc hội thảo gần đây chúng tôi cũng đã ra thông báo cho các đơn vị đối tác biết chủ trương này. Nếu theo dõi kỹ sẽ thấy trong thời gian vừa qua có khoảng 3-4 game show trên HTV kết thúc. T

uy nhiên, việc một game show trên HTV kết thúc lại có thêm hai ba game show khác thế vào chỉ là giải pháp tình thế mà thôi. Làm một chương trình reality show hay talk show rất khó và tốn kém nên trong khi đang chuẩn bị làm thể loại này, các đơn vị đối tác HTV vẫn thực hiện game show, thời gian phát sóng những game show này đều ngắn hạn. Một số nhà đầu tư đã xin “đóng cửa” game show của mình trước thời hạn trong hợp đồng. Điều này chứng tỏ game show đã không còn tạo được sự quan tâm của khán giả nữa. Nếu HTV cứ chạy theo nó thì cũng coi như tự giết mình.

Tin bài liên quan:

May quá, thoái tràoKhông game show, lấy gì thay?!Người tài hay chỉ là "bách khoa toàn thư"?“Loạn” và ráng...Nhà đài hãy thử làm khán giả Game show: phải có chức năng giải trí và giáo dụcXin đừng hành hạ khán giả Loạn game show, loạn phong cách, chất lượngLoạn game show!

VIỆT HOÀI thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên