![]() |
ASEAN: con đường phía trước còn nhiều thách thức |
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trở nên một đối thủ nặng ký và lộ rõ chiến lược mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Đông Á và khối ASEAN, việc Nhật Bản xúc tiến nhanh các hoạt động thắt chặt quan hệ với khối này là dễ hiểu. Song điều này cũng hàm ý rằng ASEAN có rất nhiều thử thách phía trước và mỗi nước trong khối này sẽ phải tận dụng mọi lợi thế, cơ hội cũng như sự nhậy bén để tối đa hóa lợi ích quốc gia.
Phát biểu trước hội nghị, Thủ tướng Koizumi kêu gọi: “Nhật Bản và các nước ASEAN cần ủng hộ lẫn nhau và nỗ lực hơn nữa để thu hẹp khoảng cách phát triển, xóa đói nghèo, đồng thời duy trì ổn định chính trị, bảo vệ hòa bình và chống khủng bố là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế”.
Đằng sau những sự kiện này là những mục tiêu mang tính chiến lược của Nhật Bản: (1) Nhật Bản không muốn để cho Trung Quốc đuổi kịp và qua mặt, nên gấp rút tăng cường vị thế và ảnh hưởng của mình ở Đông Á; và (2) một thị trường ASEAN luôn là quan trọng đối với Nhật Bản.
Đây không phải là lần đầu tiên nghe nói đến một liên minh kinh tế ở Đông Á. Đầu những năm 1990, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã đề cập đến ý tưởng thành lập một khu vực kinh tế chung Đông Á. Tuy nhiên, lời đề nghị này đã bị bỏ ngoài tai trong các chương trình nghị sự khu vực. Năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra, gây tổn thất lớn đối với nền kinh tế Đông Á, và đã dẫn đến xu hướng muốn có một sự hợp sức trong tiến trình toàn cầu hóa. Cuộc họp ASEAN+3 đã được tổ chức, và ngày nay nhiều người nói đến một cộng đồng chung kinh tế Đông Á để làm đối trọng với Bắc Mỹ và Tây Âu.
Tuy nhiên, hai đầu tàu kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc với những toan tính riêng đã có nhữngcuộc ganh đua trong các hoạt động chính trị và ngoại giao nhằm lôi kéo các nước trong khối về phía mình. Kết quả là các nước luôn tìm kiếm những con đường riêng của mình, bỏ qua lợi ích của toàn khối. Chuyên gia về Đông Á Naoko Munakta cho rằng “các nước Đông Á thảo luận về một viễn cảnh chung song lại hành động đơn phương”.
![]() |
Một ASEAN năng động rất cần cho Nhật Bản thúc đẩy nền kinh tế nội địa đang yếu ớt |
Thật vậy, trong những năm qua, trong khi Nhật Bản đang mải đối phó với những khó khăn trong nền kinh tế nội địa thì Trung Quốc đã đi những nước cờ chiến lược trong việc thắt chặt mối quan hệ với ASEAN, và qua đó chứng tỏ tham vọng muốn làm đầu tàu kinh tế trong khu vực. Ba năm trước, Thủ tướng Chu Dung Cơ bất ngờ đề nghị thành lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA) với các quốc gia Đông Nam Á trong thời hạn 10 năm. Sáng kiến này được đưa ra ngay sau khi Hàn Quốc đề xuất một FTA toàn Đông Á.
Ba năm sau, vào ngày 5-11-2003, đương kim Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và đồng nhiệm 10 nước ASEAN đã ký hiệp định khung, tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán tiến tới thiết lập khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới gồm Trung Quốc và ASEAN. Có thể thấy Bắc Kinh muốn gạt hai đối tác truyền thống của ASEAN là Nhật Bản và Hàn Quốc ra ngoài cuộc chơi.
Những bước đi như vậy của Trung Quốc đã tạo ra những lo lắng tại Nhật Bản rằng Trung Quốc đang là một “mối đe dọa” gây ảnh hưởng đối với các nền kinh tế Đông Á, rằng Nhật Bản đang ở thế bất lợi và rằng các lợi ích của Nhật Bản ở Đông Á và Đông Nam Á đang bị đe dọa. Còn nữa: sức mạnh và ảnh hưởng lan rộng về kinh tế của Trung Quốc kéo theo ảnh hưởng về mặt chính trị. Chuyên gia kinh tế chính trị Đông Á Dwight Perkins của Đại học Harvard nhận định: “Nếu Trung Quốc tiếp tục phát triển dựa trên chiến lược thâm nhập hệ thống kinh tế quốc tế và mở cửa nhiều hơn cho hàng hóa ngoại nhập, chắc chắn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ đem lợi ích cho các nền kinh tế khác... Song, quan trọng hơn cả là: đi kèm với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, sẽ là mục tiêu địa chính trị lâu dài của Trung Quốc”.
Cho đến nay, Trung Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đáng kinh ngạc, ngoại thương tăng trưởng nhảy vọt. Đến nay, với GDP trên 1.000 tỉ USD/năm và thương mại trên 650 tỉ USD/năm, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 và thương mại đứng thứ 5 trên thế giới. Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc càng nhanh chóng mở rộng, càng tăng nhu cầu mở rộng thị trường. Trong khi đó, các nền kinh tế ASEAN, vừa mới thoát khỏi khủng hoảng song đã hồi phục nhanh, đã trở thành một mục tiêu về thị trường của Trung Quốc. Và Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động chính trị cũng như ngoại giao để đẩy mạnh thương mại hai chiều. Hiện nay Trung Quốc là đối tác quan trọng thứ tư của khối, chiếm 11% thương mại hai chiều với các nước ASEAN và triển vọng thương mại tiếp tục tăng lên.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo (17-8-2003) cho biết thương mại hai chiều Trung Quốc - ASEAN đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2003, tăng 45,3%, đạt 34,24 tỉ USD. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tin tưởng nhận định: “Thương mại hai chiều Trung Quốc - ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh và vượt ngưỡng 100 tỉ USD vào năm 2005”. Đầu tư hai chiều cũng tăng lên nhanh chóng. Trong vài năm gần đây đầu tư của Trung Quốc tăng 60%/năm. Tính đến 6-2003 tổng số dự án của Trung Quốc đầu tư vào ASEAN là 822 dự án, với số vốn 1,37 tỉ USD.
![]() |
Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản 1900-2004 (%/năm) |
Một lý do nữa giải thích mong muốn của Nhật Bản gấp rút xích lại gần hơn nữa các nước ASEAN là sau một thập niên “bị mất”, Nhật Bản cần một động lực mới để đẩy mạnh tăng trưởng, cải tổ cơ cấu kinh tế và tìm kiếm thị trường. Trong những năm qua, kinh tế Nhật Bản rơi vào trì trệ, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trên dưới 1%/năm. Tình hình tài chính hiện nay của Nhật Bản khá tốt, cho phép hi vọng sẽ không xảy ra khủng hoảng. Vấn đề là cần phải ra khỏi tình trạng trì trệ. Muốn thế, Nhật Bản cần những động lực mới.
Thực tế cho thấy ASEAN là một khu vực tăng trưởng năng động, thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù khủng hoảng tài chính đã gây ra tổn thất nặng nề đối với các nền kinh tế ASEAN, song sự hồi phục nhanh đã chứng tỏ khối kinh tế này vẫn là một trong những khu vực năng động nhất trên bản đồ kinh tế thế giới. Năm 1998 khủng hoảng đã làm tốc độ tăng trưởng của toàn khối ASEAN là -8%, sau đó kinh tế hồi phục nên toàn khối duy trì ở mức 3-4%/năm. Thương mại Nhật Bản với ASEAN đã tăng trưởng đáng kể trong hơn thập niên qua. Năm 1993, thương mại hai chiều Nhật Bản - ASEAN ở mức 80 tỉ USD, nay đã vượt mức 130 tỉ USD. Một thị trường ASEAN năng động, tăng trưởng nhanh lại có vị trí địa lý thuận tiện cùng với mối quan hệ kinh tế gắn bó lâu dài sẽ luôn là ưu tiên quan trọng trong chiến lược hướng ra bên ngoài của Nhật Bản hiện nay.ĐỐI SÁCH NÀO CHO VIÊT NAM?
Ông Phạm Đỗ Chí là giáo sư kinh tế và tài chính ban thạc sĩ kinh doanh (MBA) Trường American University tại Washington, D.C., và kinh tế gia trưởng của Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong nhiều năm. Tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Laval (Canada), thạc sĩ và tiến sĩ kinh tế tại Wharton School, University of Pennsylvania. Từng là giảng viên tại Đại học Pennsylvania, chuyên viên đầu tư trưởng phụ trách quản trị quĩ hưu bổng của IMF trong các năm 1981-1984, và đại diện thường trú của IMF tại Togo (1985-1988) và Lào (1990-1994). Ông là tác giả của một số sách và bài nghiên cứu về các vấn đề kinh tế vĩ mô, tài chính tiền tệ và kinh tế chuyển tiếp (Lào và VN). |
Mặt khác, chính nguyên tắc đồng thuận cùng với yếu tố chủ nghĩa dân tộc đã thúc đẩy nhiều nước không thể chờ quyết định của khối và do đó đã đi đến các hiệp định song phương. Singapore đã mở đầu bằng hiệp định với Úc tháng 2-2003 và với Mỹ tháng 5-2003; và mới đây 10-2003 Thái Lan đã ký với Trung Quốc hiệp định thương mại tự do. Và trong xu thế này, Nhật Bản không muốn chậm chân, và sẽ có những bước đi mạnh mẽ hơn để đạt được hiệp định thương mại tự do song phương với các nước trong khối ASEAN. Do đó, nước nào trong khối ASEAN không chủ động, cứ trông chờ vào hành động chung của toàn khối, sẽ rơi vào thế khó khăn, sẽ bị bỏ lại phía sau.
Đối với VN, do chưa vào WTO nên việc ký kết các hiệp định song phương không dễ dàng. Dự kiến Nhật Bản sẽ khởi động đàm phán Khu vực mậu dịch tự do với ASEAN chỉ với Thái Lan, Malaysia và Philippines sau khi đã đạt thỏa thuận với Singapore. Tờ Japan Times đưa ra nhận định của một quan chức Chính phủ Nhật Bản khẳng định: hiện vẫn còn quá sớm để bàn về một FTA giữa Nhật Bản và VN, khi mà VN vẫn chưa là thành viên của WTO. Trong toàn cảnh, có lẽ VN cần đẩy mạnh hoạt động theo các hướng sau:
* Thúc đẩy tiến trình hội nhập WTO vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn tới. Hội nhập WTO sẽ giúp VN có vị thế và khuôn khổ để đạt các thỏa thuận song phương thuận lợi hơn.
* Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách trong nước để phát huy nội lực đủ mạnh trong giai đoạn mở cửa sắp tới. Những bài học thất bại của các nước khác như Mexico trong hội nhập NAFTA hay Mông Cổ trong hội nhập WTO rất đáng để tham khảo. Sự chuẩn bị không tốt trong khi lại quá vội vàng trong hội nhập sẽ gây ra những tổn thất nặng nề cho quốc gia.
* Đẩy mạnh các hoạt động thương mại ngoài khối thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương. Thực tế cho thấy thương mại ngoài khối của VN tăng mạnh. Đây là xu hướng rất đáng khích lệ. Hiệp định thương mại với Mỹ là một minh chứng về khả năng khai thác thị trường khổng lồ có giá trị lớn như thế nào. Sau đó, các thị trường như châu Âu và Nhật Bản nên là một ưu tiên lớn.
* VN có thể yêu cầu Nhật mở cửa nhiều hơn cho hàng VN và mau đi đến thỏa hiệp song phương hơn với VN.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận