Trong bảng xếp hạng trên, Thụy Sĩ giữ được vị trí đầu bảng; Thụy Điển vượt lên thứ hai, Singapore đứng thứ ba, trong khi Mỹ tụt hai bậc xuống vị trí thứ tư.
Phóng to |
Ở châu Á, Singapore được xếp hạng là nền kinh tế có tính cạnh tranh cao nhất khu vực và vẫn giữ được vị trí thứ ba thế giới của bảng xếp hạng năm ngoái; Nhật Bản đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng năm nay; Việt Nam đứng thứ 59.
Trong số các nền kinh tế đang phát triển, Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu nhóm BRIC và thứ 27 thế giới, tăng hai bậc so với năm ngoái. Ba nước còn lại trong nhóm BRIC là Brazil xếp thứ 58, Ấn Độ xếp thứ 51 và Nga đứng ở vị trí 63.
Bảng xếp hạng trên dựa vào chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI). Chỉ số này căn cứ vào 12 nhân tố cạnh tranh gồm cơ chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ sở, giáo dục cao học, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, sự sẵn sàng của công nghệ, quy mô thị trường, sự tinh thông trong kinh doanh và tính sáng tạo.
Năng lực cạnh tranh của VN: Vì sao tụt hạng?Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu: Việt Nam tụt 3 hạngViệt Nam xếp thứ 68/131 nước
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận