Vĩnh biệt Y Moan - tiếng hát của núi rừng Tây nguyên
Phóng to |
Ca sĩ Y Moan đón nhận danh hiệu nghệ sĩ nhân dân hôm 16-9 do Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng - Ảnh: T.B.D. |
Xem Y Moan hát Ơi Ma Drak! trong đêm diễn cuối cùng, liveshow tại Hà Nội 6-8-2010 - Nguồn: YouTube
Xem Y Moan nói về nhạc sĩ Nguyễn Cường - Nguồn: YouTube Xem Y Moan hát Giấc Mơ Chapi (live show tại Hà Nội 6-8-2010) - Nguồn: YouTube Ông Trương Bi, phó giám đốc sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Đăk Lăk cho biết: lễ viếng ca sĩ Y Moan sẽ diễn ra từ lúc 7g30 sáng mai 2-10, lễ di quan diễn ra vào lúc 7g30 ngày 5-10. Y Moan sẽ được an táng tại nghĩa trang Buôn Dhă Prong (xã Cư Bua, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Ban lễ tang của ông được công bố vào sáng mai sẽ gồm các đại diện tỉnh ủy, UBND tỉnh và sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Đăk Lăk.Được tin buồn, nhiều người đã đến để chia sẻ với nỗi đau lớn của gia đình và nỗi mất mát to lớn của âm nhạc Tây Nguyên, trong đó có nhạc sĩ Linh Nga Niê K’Đăm. Vào khoảng 20g, gian chính của căn nhà ông - nơi ông nằm đó - đã có rất đông người thân, bà con trong buôn đến tiễn biệt ông. Trong căn phòng chưa đầy 20m2, rất đông các mế, các mí (các bà, các mẹ) trong buôn quây quần xung quanh Y Moan và khóc thương, tiễn biệt ông. Phía bên ngoài, hai nhà rạp đã được dựng lên cho những người đàn ông ngồi, nhiều người khác đã sang sân bên cạnh để ngồi. Bà Nguyễn Thị Ngẫu, vợ ca sĩ Y Moan đang lục những quần áo, kỷ vật của ông tại phòng ngủ trong ngập tràn nước mắt. Y Vol, Y Garia - hai người con trai, cũng là hai nghệ sĩ hát cùng ông - cũng túc trực bên ông khi ông qua đời. Con trai của NSND Y Moan, anh Y Garia tâm sự: "Từ sau live show tại thủ đô, cha tôi đã rất hạnh phúc nhưng sức khỏe yếu hẳn đi. Gia đình cũng đã cố gắng tìm nhiều bài thuốc quý của buôn làng để chữa cho cha nhưng vẫn không tiến triển. Vừa qua được nhận danh hiệu cao quý, cha rất mừng, buôn làng cũng rất hãnh diện nhưng sức khỏe của cha cũng không hồi phục nổi, mấy hôm nay cha rất yếu, mặc dù được tiêm nhiều thuốc nhưng cha vẫn ra đi". Nghệ sĩ nhân dân Y Moan tên thật là Y Bliêo, sinh ngày 6-9-1957 trong một gia đình nông dân dân tộc Ê Ðê ở buôn M’Ðrắk (nay là huyện M’Ðrắk, Ðắk Lắk). Do chiến tranh nên gia đình ông đã chuyển lên TP Buôn Ma Thuột sinh sống cho tới nay. Ðầu năm 1981, nhạc sĩ Nguyễn Cường được Sở Văn hóa - thông tin Ðăk Lăk mời vào để sáng tác các ca khúc cho tỉnh và đây cũng được coi như một bước ngoặt lớn đưa sự nghiệp của Y Moan - lúc này đang sinh hoạt trong đoàn văn công của tỉnh - lên đến đỉnh cao. Những ca khúc của Nguyễn Cường được Y Moan biểu diễn rất thành công như Ơi M’Ðrắk, Ly cà phê Ban Mê, Anh muốn sống bên em trọn đời... Tên tuổi của ông được khẳng định từ đây, không chỉ trong phạm vi cộng đồng các buôn làng Tây nguyên mà còn đưa Tây nguyên đến với công chúng cả nước và bạn bè quốc tế. Mỗi lần nghe ca sĩ Y Moan hát, người ta như thấy một ngọn lửa cao nguyên đang hừng hực cháy. Với Y Moan, đã hát là "cháy" hết mình. Trong suốt cuộc đời ca hát, ca sĩ Y Moan đã giành được nhiều thành tích và các giải thưởng danh giá: năm 1997 được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, năm 2000 được Bộ Văn hóa - thông tin tặng Huy chương vì sự nghiệp văn hóa Việt Nam... Ông được được phong đặc cách nghệ sĩ nhân dân ngay trong live show “Ngọn lửa cao nguyên” hôm 6-8-2010 tại Hà Nội - live show đầu tiên và cuối cùng của ông. Đêm nhạc thành công ngoài mong đợi. Chàng “Đam San” của núi rừng đã bất chấp căn bệnh đang hoành hành cống hiến cho khán giả thủ đô một đêm nhạc tưng bừng để rồi sau đó phải nhập viện. Sự nghiệp âm nhạc của Y Moan chỉ kịp gói gọn trong live show “Ngọn lửa cao nguyên” và DVD Trở về buôn làng xưa - hai sản phẩm âm nhạc của riêng ông, đều do gia đình và đồng nghiệp giúp thực hiện. Ra đi, Y Moan còn mang theo một dự định dở dang - live show ngay trên Tây nguyên đại ngàn để ông được hát tại quê hương. Năm nay ông 54 tuổi, ông được phát hiện ung thư khi căn bệnh đã đi vào giai đoạn cuối. Nhạc sĩ Nguyễn Cường hiện đang ở Hà Nội, sau khi nghe thông tin ca sĩ Y Moan ra đì, ông và một vài người bạn đã tức tốc đặt vé bay về với người bạn – người nghệ sĩ tài hoa của núi rừng này. Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại, nhạc sĩ Nguyễn Cường cho biết việc Y Moan qua đời là một tổn thất rất lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Theo ông, giọng hát và phong cách của ca sĩ Y Moan là rất riêng, mang đậm bản sắc núi rừng mà 100 năm trước cũng chưa ai có được và 100 năm sau chưa hẳn đã có. Ông xúc động: "Trước đây tôi đã viết Đến với cao nguyên: Vì một bình minh, rừng thu sương tan/ Vì một trường ca, trường ca Đam San/ Vì một tình yêu, tình yêu miết man… Nhưng bây giờ, nếu viết thêm lời cho ca khúc ấy, tôi sẽ viết: Vì một bình minh, bình minh sương tan/ Vì một trường ca trường ca Đam San/ Vì một giọng ca, giọng ca Y Moan”. Theo ông, ở Tây Nguyên có 4 huyền thoại: thứ nhất là cồng chiêng Tây Nguyên, thứ hai là voi bản Đôn, thứ ba là huyền thoại về anh hùng Núp và thứ tư chính là giọng ca Y Moan. Có những bài hát mà theo ông là không ai có thể diễn đạt qua được giọng ca Y Moan như: Ơi M’Ðrắk, Xôn xang mênh mang cao nguyên Đăk Lăk… Y Moan chính là giọng ca đã giới thiệu và làm cho thế giới biết đến và yêu âm nhạc Tây nguyên. Hát về núi rừng, về Tây Nguyên, theo ông không có ai hoặc chính xác hơn là chưa ai có thể thể hiện được chất hoang dã, sự khát khao của núi rừng như huyền thoại Y Moan. Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online qua điện thoại, với giọng ngậm ngùi, ca sĩ Siu Black cho biết: chiều nay được một người bạn ở Đăk Lăk gọi điện báo tin anh Y Moan vừa ra đi, Siu Black như lặng đi, không có nỗi buồn nào buồn hơn khi nghe tin về người anh, người đồng nghiệp mình ra đi như vậy mặc dù đã biết trước anh mang trong mình trọng bệnh. Siu Black tự ngồi ôn lại những kỉ niệm xưa, những giận hờn và cả những yêu thương… "Với Siu Black, giọng ca Y Moan là một giọng ca nam khỏe, hiếm có, cao và kịch tính, thể hiện được nhiều thể loại với những chất riêng, đậm bản sắc núi rừng, có những bài hát mà một số người cho là “sến” nhưng khi nghe anh Y Moan hát thì không còn là “sến “ nữa mà nó biến thành một bài hát đầy sức sống và mãnh liệt. Anh xứng đáng là một ca sĩ, một nghệ sĩ của nhân dân. Từ trước đến nay, Siu Black luôn xem anh Y Moan là tấm gương để phấn đấu, để nỗ lực trong sự nghiệp ca hát và biểu diễn của mình". Đó là Y Moan - chàng trai núi rừng mang một trái tim biết hát. Anh sở hữu một chiếc gùi, một con dao quắm và một giọng hát vô song của núi rừng người Ê Đê. Ai từng nghe và nhất là từng xem anh diễn đều có cảm giác bị chinh phục và bị cuốn hút một cách bất ngờ, không thể cưỡng lại. Ngày Nguyễn Cường dẫn anh đến nhà tôi đó là một buổi chiều hạnh phúc. Chúng tôi, những gã trai Hà Nội, bỗng bị bỏ bùa, lạc vào rừng hoang sâu thẳm đâu đó. Tiếng gió hú, tiếng chân voi, tiếng suối ru thầm thì... và nhất là chiếc áo Ê Đê hình như đang bốc cháy. Căn phòng của tôi đến giờ này vẫn còn ấm áp khúc dân ca đằm thắm hoang dại của đá núi quê anh. Vẫn còn mùi thuốc lá, mùi rượu ẩm mốc của rừng già và giọng hát phiêu miên, cháy khét của anh trong bài hát Điệp khúc tình yêu do anh tự dịch ra tiếng Ê Đê để tặng tôi. Đó là chàng trai đã tặng hai nhạc sĩ những đặc sản âm nhạc cao nguyên, ảnh hưởng rất lớn đến dòng dân ca hiện đại của chúng tôi. Tôi luôn mang ơn anh từ đó. Chắc mãi sau này ít người hát qua được anh bài Giấc mơ Chapi và Ơi M’Đrắk cùng nhiều bài khác. Giọng hát đặc quánh đàn ông và trái tim nhân hậu của anh thì không biết bao năm nữa mới có được. Anh đã du ca cùng tôi trên chiếc xe jeep cà tàng và đã tặng trẻ mồ côi không biết bao nhiêu công sức của một nghệ sĩ nghèo. Sau này không có dịp hát và gặp nhau, nhưng tôi vẫn biết tin anh tiếp tục du ca trên những triền núi vắng, những bản làng nghèo khó quê anh. Rồi anh đi Mỹ, Nhật, châu Âu... để cho thế giới biết đặc sản âm giai quê mình... Tôi đã yêu anh và còn học rất nhiều ở anh - giọng hát bất tử của rừng già. Phóng to Ca sĩ Y Moan tại lễ đón nhận danh hiệu nghệ sĩ nhân dân sáng 16-9 ở Đắk Lắk - Ảnh: T.B.DũngSáng 16-9 vừa qua, UBND tỉnh Ðắk Lắk đã tổ chức trọng thể lễ công bố danh hiệu nghệ sĩ nhân dân do Chủ nước ký quyết định phong tặng cho ca sĩ Y Moan. Trong buổi vinh danh nghệ sĩ Y Moan, hàng ngàn người hâm mộ đã đổ về chật kín hội trường chính Trung tâm Văn hóa tỉnh Ðắk Lắk. Nhiều người dân đã khóc khi thấy hình ảnh tiều tụy, gầy tọp hẳn của người con Tây nguyên được những người yêu quý ông dìu lên sân khấu. Cả hội trường khóc, Y Moan cũng khóc theo. Y Moan chỉ nghẹn ngào được mấy câu: "Y Moan cảm ơn bà con, cảm ơn khán giả và cảm ơn tất cả các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ Y Moan suốt từ ngày mới chập chững vào nghề cho đến hôm nay. Y Moan biết rằng những gì Y Moan có hôm nay không phải của Y Moan mà đó là do mọi người dành cho".* Những hình ảnh NSND Y Moan trong live show "Ngọn lửa cao nguyên" tổ chức tại Hà Nội ngày 6-8 vừa qua: Phóng toNghệ sĩ Y Moan trong liveshow đặc biệt "Ngọn lửa cao nguyên" của ông trong đêm diễn duy nhất tại Hà Nội ngày 6-8 Phóng toTâm tình cùng khán giảPhóng toCùng cây đàn guitarPhóng toNhận kỷ niệm chương Vì sự nghiệp âm nhạc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng trước đêm diễnPhóng toY Moan cùng nhạc sĩ Nguyễn Cường (thứ tư và năm từ phải qua) trong đêm diễn cuối cùng nàyXem thêm:Vinh danh nghệ sĩ nhân dân Y MoanVề Hà Nội nghe Y Moan hátNhạc sĩ Nguyễn Cường và ca sĩ Y Moan: Chuyện của phố cổ và đại ngànKhóc khi nghe Y Moan hátY Moan được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận