24/12/2014 00:10 GMT+7

​Việt Nam – Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm quản lý hồ đập

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý đập của Nhật Bản, ông Sumihiko Noguchi, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý công trình, Cơ quan nước Nhật Bản cho rằng, nguyên nhân chính của hỏng đập đắp là thấm, tràn, trượt của thân đập.

Tại Nhật Bản, nhằm bảo đảm sự an toàn của các đập, đặc biệt là các đập đắp, nó thường xuyên được giám sát đo lường định kỳ về thấm, biến dạng và dòng thấm bề mặt với một tần suất quy định. Ngoài việc kiểm tra thực hiện bởi quản trị viên đập, kiểm tra định kỳ đập được tiến hành 3 năm/lần bởi các chuyên gia nhằm đánh giá về mức độ an toàn và khả năng vận hành tốt của đập.

Ông Sumihiko Noguchi khuyến cáo, Việt Nam nên thiết lập khung “Kiểm tra định kỳ đập”, trong đó kiểm tra, đo lường và giám sát có thể được thực hiện chuẩn và được đánh giá bởi các chuyên gia để các đập được bảo vệ đúng cách và các chức năng đập có thể duy trì trong thời gian dài.

Đại diện Vụ Quản lý công trình thủy lợi - Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi, thủy điện, trong đó có 6.648 hồ chứa thủy lợi, 266 hồ chứa thủy điện đã và đang vận hành khai thác, sử dụng.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 1.150 hồ chứa cần phải sửa chữa, nâng cấp; trong đó có 320 hồ chứa bị hư hỏng không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, tập trung chủ yếu là các hồ chứa có dung tích nhỏ (1 triệu m3).

Hầu hết các công trình này được xây dựng cách đây 30 - 40 năm nên đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

wRtBQfQb.jpg

Mặc dù những năm qua các hồ chứa này đã được Bộ NN&PTNT cũng như chính quyền các địa phương quan tâm, đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhưng công tác quản lý hồ chứa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Số lượng hồ chứa nhỏ quá nhiều (5.668 hồ chứa) nằm rải rác, phân tán khiến công tác quản lý, vận hành gặp không ít khó khăn. Năng lực quản lý hồ chứa đối với những chủ đập là các xã, hợp tác xã hoặc cán bộ, thôn, bản vừa thiếu vừa yếu về chuyên môn nên không kịp thời phát hiện và xử lý làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố.

Thêm vào đó, kinh phí sửa chữa các hồ chứa bị xuống cấp hiện vẫn còn thiếu so với yêu cầu càng tạo ra những nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, hồ chứa vừa.

Vấn đề quản lý an toàn hồ đập đặt ra hết sức cấp bách, chính vì vậy, Bộ NN&PTNT đã và đang nghiên cứu, xây dựng chương trình về an toàn hồ đập với mục tiêu đến 2020, công tác an toàn hồ đập phải cơ bản được hoàn thành.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên