12/12/2019 16:07 GMT+7

Việt Nam lần đầu có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD

NGỌC AN
NGỌC AN

TTO - Với kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đạt 241,7 tỉ USD, nhập khẩu đạt 230,7 tỉ USD…, Bộ Công thương dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2019 sẽ vượt mốc 500 tỉ USD.

Việt Nam lần đầu có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỉ USD - Ảnh 1.

Ông Đỗ Thắng Hải cho biết việc đạt mốc 500 tỉ USD xuất nhập khẩu là tích cực - Ảnh: N.KHÁNH

Ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công Thương, công bố thông tin như vậy tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công thương diễn ra chiều ngày 12-12.

Xuất siêu tăng với 9,11 tỉ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 472 ti ỉSD trong 11 tháng đầu năm. "Với tiến độ như hiện nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ vượt mốc 500 tỉ USD vào nửa sau tháng 12 năm 2019", ông Hải nhận định.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới trong năm 2019 tăng trưởng chậm với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, thương mại toàn cầu cũng giảm tốc, xuất khẩu của các nước trong khu vực đều giảm, đặc biệt là xung đột thương mại Mỹ - Trung và xu hướng bảo hộ gia tăng, đây là kết quả tích cực.

Theo đó, 11 tháng đầu năm 2019 ước xuất siêu là 9,11 tỉ USD, cao hơn so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực trong nước nhập siêu 23,5 tỉ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) xuất siêu 32,6 tỉ USD.

Bình ổn giá thịt lợn

Đối với vấn đề đảm bảo cung cầu thịt heo, ông Hoàng Anh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cho biết ngay khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên 63 tỉnh thành, Bộ Công thương đã làm việc với các địa phương, các tỉnh biên giới để đưa ra giải pháp, chuẩn bị nguồn cung và đảm bảo cung ứng trong năm 2019.

Dự kiến từ nay đến cuối năm thiếu khoảng 200.000 tấn, nên để đảm bảo nguồn cung, mặt hàng thịt heo được đưa vào chương trình bình ổn, cung cầu thị trường. Bộ cũng đã có văn bản gửi Sở Công thương, trên cơ sở theo dõi tình hình địa phương, phân tích tình hình nhu cầu nội tại, cân đối tham mưu các uỷ ban nhân dân tỉnh, đảm bảo nguồn cung, kể cả vấn đề nhập khẩu.

Gắn với đó là tuyên truyền người tiêu dùng, tăng nguồn cung các mặt hàng khác, thực hiện tái đàm đảm bảo nguồn cung trong thời gian tới, gắn với nhập khẩu nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi. 

Sở Công thương liên hệ để tìm các nguồn nhập khẩu. Tới đây, ngoài việc cập nhật thông tin giá cả, các tỉnh có nhu cầu để có giá tốt nhất, đảm bảo nguồn cung.

Không bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu

Đối với sửa đổi nghị định 83, ông Tuấn cho biết nghị định 83 triển khai 5 năm, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, công tác điều hành liên bộ tốt. Tuy nhiên, việc sửa đổi là cần thiết nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý.

Về nội dung sửa đổi, ông Tuấn nói nguồn cung trong nước đã đảm bảo đến 70%, nên việc sửa đổi sẽ phù hợp với tình hình mới; tiếp tục giữ quỹ bình ổn đề điều tiết thị trường của ngành xăng dầu, các điều kiện kinh doanh xăng dầu tiếp tục được cắt giảm phù hợp, nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý hài hoà; thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xăng dầu.

Đối với công tác cổ phần hoá, bà Nguyễn Thị Hoa, phó vụ trưởng Vụ Tài chính và đổi mới doanh nghiệp, cho biết bộ đã bàn giao doanh nghiệp Bộ Công thương về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, phải cổ phần hoá Tổng công ty Giấy Việt Nam. 

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nhà máy bột giấy Phương Nam liên quan trực tiếp định giá tài sản nên ảnh hưởng trực tiếp đến cổ phần hoá. Đây cũng là lĩnh vực đặc thù, hoạt động đơn vị liên quan nông lâm trường, trong khi thực hiện phải hoàn thiện các phương án, nên gặp khó khăn vướng mắc nhất định trong sắp xếp nông lâm trường, vùng nguyên liệu giấy đang bị ảnh hưởng…

Xuất khẩu dệt may, da giày trên đà… Xuất khẩu dệt may, da giày trên đà… 'hụt hơi'

TTO - Xuất khẩu dệt may "hụt hơi" thấy rõ khi kim ngạch xuất khẩu giảm tháng thứ ba liên tiếp, chỉ đạt 2,6 tỉ USD trong tháng 10-2019, trong khi nhiều doanh nghiệp tiếp tục "giấu khó" vì sợ ảnh hưởng đến giao dịch từ nhà mua hàng.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên