![]() |
Trả lời của Phòng mạch Online:
- Tình trạng của bạn, theo chuyên môn, được gọi là “viêm quanh móng” hay “chín mé”. Bàn chân của chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với mặt đất, do đó da bàn - ngón chân có chứa rất nhiều vi trùng thường trú cũng như rất dễ bị nhiễm các tác nhân gây bệnh khác, nhất là vùng khóe móng chân.
Cấu tạo lớp sừng dầy của da vùng này đã giúp bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên khi da bị chấn thương do cắt khóe thì nhiều loại vi trùng (tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn đường ruột), vi nấm (Candida sp.) hoặc mốc (Scytalidium sp.) có thể xâm nhập sâu vào da cùng một lúc.
Cách điều trị bệnh này như sau:
- Dùng kim hoặc dao mổ vô trùng tạo lối thoát cho mủ chảy ra hết.
- Ngâm chân bằng thuốc tím pha loãng thành màu hồng lợt.
- Bôi các dung dịch sát khuẩn như Milian, Eosin 2%… hoặc các mỡ kháng sinh như Fucidin, Bactroban …
- Nếu sau hai ngày tổn thương có mủ nhiều hơn thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được kê toa thuốc uống thích hợp.
Phương pháp phòng bệnh là:
- Khi cắt móng chân không được cắt sâu vào vùng khóe móng.
- Tránh gây chấn thương ngón chân hoặc mang giày chật.
- Hạn chế các tình huống làm cho bàn chân bị ẩm ướt kéo dài như ngâm chân trong nước hoặc mang vớ ẩm…
- Chà vệ sinh bàn chân hằng ngày bằng xà bông và bàn chải có lông mịn.
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận