Phóng to |
Có khi tình trạng tương tự cũng xảy ra với 2 tay và cổ tay; khu vực dưới da (phần lớn ở 2 tay và chân) thường hay nổi lên các vết sưng, khi ấn vào thấy đau, sau vài hôm tự lặn xuống, để lại vết bầm nhạt và mờ dần.
Tình trạng trên thường hay xảy ra, lặp đi lặp lại và tự khỏi sau vài hôm. Tôi có ngâm chân bằng nước nóng, thoa dầu, thuốc rượu, nhưng tình trạng không cải thiện. Tôi thường đi lại, nhưng không đi giày cao gót, xin hỏi tôi bị bệnh gì? Cảm ơn bác sĩ. (Hoa Cỏ May)
- Bạn không cho biết trước khi bị sưng khớp, bạn có một thời gian bị mệt mỏi, gầy, chán ăn và sốt nhẹ không.
Bạn cho biết bị sưng vùng cổ chân và cổ tay, kèm theo nổi cục dưới da, nhưng đặc biệt có hay nổi cục ở vùng da sát xương không (như mỏm khuỷu tay, đầu gối, mặt lưng các ngón tay)?
Chính xác và điển hình bạn có bị sưng các khớp đốt bàn tay - ngón tay thứ hai và ba, khớp sưng phồng lên thành hình thoi và đau, sưng đau cả khớp cổ tay. Về phía cổ chân, cũng đau và sưng các khớp tương ứng như ở tay. Có hiện tượng cứng khớp và đau nhiều nhất vào buổi sáng không? Nếu đúng như vậy, có thể bạn ở giai đoạn khởi đầu của bệnh viêm đa khớp dạng thấp (hay viêm đa khớp mãn tính tiến triển).
Bệnh này hay gặp ở phụ nữ (4/5) và thường bắt đầu từ 35 đến 55 tuổi. Ở trường hợp của bạn, sự khởi đầu này hơi sớm và cần phân biệt với bệnh viêm đa khớp cấp tính bằng tính chất hằng đinh (không di chuyển từ khớp này sang khớp khác). Khớp sưng phồng lên dần dần và cân đối qua nhiều đợt (nhưng không biến mất để trở lại bình thường).
Các tiêu chuẩn để chẩn đoán chắc chắn bệnh này như sau:
- Cứng khớp buổi sáng
- Đau cơ học (khi vận động)
- Các phần mềm sưng lên
- Đau đến một khớp khác cách nhau ít nhất là 3 tháng
- Nổi cục dưới da
- Tổn thương X-quang điển hình (đường liên khớp mỏng đi, vết xước ở các đầu xương mất chất xương tại chỗ)
- Các dấu hiệu giải phẫu bệnh lý điển hình (vi thể thấy các hạt thấp là các viêm mao quả với hoại tử tơ huyết ở trung tâm, vòng tổ chức bào ở xung quanh và thâm nhiễm lynapho-plasmocyte ở ngoại vi)
Các dấu hiệu huyết thanh chẩn đoán để phát hiện “yếu tố thấp” xuất hiện muộn sau 1 năm: các phản ứng Waaler-Rose và latese se (+)
Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa khớp để được chẩn đoán sớm và chính xác, điều trị kịp thời để tránh đến giai đoạn muộn là dính khớp, biến dạng khớp gây tàn phế.
Hiện việc điều trị rất phức tạp tùy thuộc từng thể bệnh và giai đoạn bệnh. Có thể dùng các thuốc chống viêm (nhưng trước đó phải chắc là không có loét dạ dày), dùng muối vàng (nhưng không được có tổn thương thận), dùng corticoit (nhưng không được có bệnh tiểu đường), dùng thuốc chống sốt rét tổng hợp (nhưng đáy mắt phải không có tổn thương). Nặng hơn, có thể dùng thuốc giảm miễn dịch, levamisole. Đôi khi cần kết hợp điều trị tại chỗ và chỉnh hình.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận