21/12/2005 10:58 GMT+7

Vị thuốc từ cây sả

Theo Nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống
Theo Nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6-12g.

1Tzp5uyG.jpgPhóng to
Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6-12g.

Sả là loại gia vị thông dụng để tạo mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả có mùi thơm đặc biệt, trừ được ruồi muỗi, rắn rết. Lá sả đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt lại giúp phòng bệnh mùa lạnh, ít rụng tóc.

Bài thuốc:

1 - Trẻ em mụn nhọt, lở ngứa: Nấu nước lá sả tắm hằng ngày (kinh nghiệm dân gian).

2 - Cảm cúm: Nồi nước xông gồm lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lả ổi. Trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

3 - Hai chân tự nhiên phù: Củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, nấu kỹ uống thay nước chè (kinh nghiệm dân gian).

4 - Có thai hay nôn ọe: Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày (kinh nghiệm dân gian).

5 - Nhức đầu do thời tiết: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu (thiếu một thứ cũng được), thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.

6 - Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh (kèm theo nóng rét, nhức đầu, sôi bụng...): Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần).

Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm.

Theo Nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên