17/04/2005 22:32 GMT+7

Vị thuốc từ cây ô môi

Bác sĩ MAI PHƯƠNG - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bác sĩ MAI PHƯƠNG - Theo Sức khỏe & Đời sống

Cây ô môi chủ yếu lấy thịt quả làm thuốc. Cơm quả màu nâu đen, vị ngọt, ngâm rượu làm thuốc giúp tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương.

jiluYT3F.jpgPhóng to
Cây ô môi chủ yếu lấy thịt quả làm thuốc. Cơm quả màu nâu đen, vị ngọt, ngâm rượu làm thuốc giúp tiêu hóa tốt, chữa đau lưng, đau xương.

Cây ô môi được trồng ở miền nam Việt Nam. Cây thân cao tới 10-12m, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim gồm hàng chục đôi lá chét dài 7-12cm, rộng 4-8cm, có phủ lông mịn.

Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống, dài tới 20-40cm. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40-60cm, đường kính 3-4cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc. Chính thứ cơm màu nâu đen đặc sền sệt chứa trong quả ô môi này được dùng ngâm rượu làm thuốc bổ để uống.

Cách chế biến như sau: Về mùa thu, khi quả ô môi đã chín, hái quả về, bỏ vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy cơm ngâm rượu. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500ml rượu 25-30 độ, ngâm trong 15-20 ngày là dùng được, nhưng càng để lâu càng tốt.

Qua phân tích thành phần hóa học, người ta thấy trong cơm quả ô môi có glucid, chất nhày, tanin, saponin, calci oxalat, antraglucozit, tinh dầu và chất nhựa. Rượu ô môi được nhân dân ta dùng làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Liều dùng: ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.

Ngoài việc ngâm rượu uống, nhân dân ta còn lấy cơm quả ô môi nấu cao mềm làm thuốc uống kích thích tiêu hóa, nhuận tràng.

Bác sĩ MAI PHƯƠNG - Theo Sức khỏe & Đời sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên