Việc thay tên đổi họ này phải chăng bắt nguồn từ những bất ổn trong nội bộ? Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trò chuyện ngắn cùng ông Nguyễn Anh Tuân - chủ tịch CLB bóng đá Vạn Hoa Hải Phòng - để tìm hiểu nguyên nhân.
* Chưa hết vui vì thăng hạng trở lại, người hâm mộ Hải Phòng lại ngạc nhiên khi cái tên Vạn Hoa Hải Phòng không còn nữa. Là người trong cuộc, ông có thể đưa ra lời giải thích?
- Ông Nguyễn Anh Tuân: Trước tiên, tôi khẳng định rằng không có bất cứ điều bất ổn hay mâu thuẫn gì giữa Công ty Vạn Hoa với ngành TDTT Hải Phòng để tôi đi đến quyết định giao quyền quản lý đội bóng lại.
Ba năm trước, khi tiếp nhận đội Hải Phòng, tôi được lãnh đạo thành phố quy định rằng sau ba năm, đội bóng phải tiến hành cổ phần hóa theo mô hình xã hội hóa thể thao. Đây là lúc chúng tôi phải thực hiện chủ trương đó.
Phóng to |
Thăng hạng chưa bao lâu, cái tên Vạn Hoa sẽ không còn trên ngực áo Hải Phòng. Ảnh: Sĩ Huyên |
* Vì sao Vạn Hoa Hải Phòng không đứng ra tiến hành cổ phần hóa mà lại giao cho Sở TDTT làm việc ấy?
- Nếu tôi làm, người ngoài hay các doanh nghiệp sẽ ít chịu tham gia vì họ cho rằng đó là đội bóng của Công ty Vạn Hoa, của bầu Tuân. Còn nếu Sở TDTT Hải Phòng đứng ra làm, sẽ huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cùng góp tay vào, điều ấy thuận tiện hơn.
* Đi kèm quyết định chuyển giao quyền quản lý về ngành TDTT, ông còn gửi kèm đề án cổ phần hóa?
- Đúng thế. Tôi nghiên cứu và xây dựng đề án ấy trong suốt ba năm qua. Đây là lúc chín muồi để trình lên cấp trên xem xét, và có hướng giải quyết.
* Theo ông, đề án ấy có khả thi?
- Tôi tin là làm được. Tôi tính toán thế này: vốn điều lệ của công ty là 15 tỉ đồng, mỗi năm thu tiền bán vé được 4,5 tỉ đồng, bán thương hiệu trên ngực áo được 5 tỉ đồng, thu về từ bảng quảng cáo trên sân được 1,5 tỉ đồng, cộng với 6 tỉ đồng tiền lãi kinh doanh từ vốn điều lệ ban đầu. Như vậy, mội năm đội bóng sẽ có không dưới 20 tỉ để hoạt động.
Ngần ấy tiền, cộng với việc chuẩn bị ngay từ bây giờ về việc chuyển nhượng cầu thủ, tôi tin chắc rằng Hải Phòng đủ kinh phí hoạt động và trụ hạng chứ không lao đao như trước.
* Ba năm làm bóng đá chuyên nghiệp, có bao giờ ông thấy mỏi mệt, hụt hẫng?
- Ba năm tiếp nhận, quản lý và điều hành, Vạn Hoa Hải Phòng có thăng (vô địch Siêu cúp bóng đá Việt Nam, thăng hạng V-League), có trầm (rớt hạng). Làm bóng đá chuyên nghiệp đâu phải lúc nào cũng ở trên đỉnh cao. Việc thăng trầm mang lại nhiều cảm giác lắm.
* Theo ông, đâu là cái được lớn nhất trong ba năm qua?
Phóng to |
* Thế thì tại sao Vạn Hoa không đề xuất với lãnh đạo thành phố kéo dài sự quản lý thêm thời gian nữa?
- Tôi không thích như vậy, cái gì đã hứa là phải làm. Thăng hạng chuyên nghiệp trở lại, trách nhiệm nặng nề, áp lực cũng không kém và kinh phí không là điều đơn giản.
Một mình Vạn Hoa không thể cáng đáng hết nếu không có sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp khác hoặc công dân Hải Phòng thành đạt trên khắp cả nước, cùng muốn nhảy vào làm bóng đá để gầy dựng lại phong trào từng có một thời hoàng kim. Xã hội hóa thể thao là con đường duy nhất và tất yếu, do vậy cần phải huy động nhiều nguồn lực từ xã hội cùng chung tay làm nên.
* Hơn 20 tỉ đồng, có thể huy động được. Nhưng có tiền chưa hẳn có tất cả, đặc biệt là cầu thủ giỏi. Ông giải bài toán này ra sao?
- Khán giả chỉ chịu đến sân khi trong đội hình có nhiều ngôi sao thật sự. Sau lúc thăng hạng, Hải Phòng đã có trao đổi và nhận được lời đồng ý về thi đấu mùa tới của nhiều ngôi sao. Có thêm nhóm nội binh giỏi này, có kinh phí để thuê cầu thủ ngoại chất lượng cao, cộng với những cầu thủ hiện hữu của Hải Phòng, tôi tự tin cho rằng sân Lạch Tray mùa tới luôn đông đảo khán giả.
* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận