18/02/2011 10:05 GMT+7

Vì sao người Hàn quốc muốn nhân bản vô tính một kẻ độc tài? - kỳ 6

MICHAEL SCHUMAN
MICHAEL SCHUMAN

TTO - Một số nhà kinh tế học xem thành công trong lĩnh vực đóng tàu của Hyundai là minh chứng tích cực cho sức mạnh của phiên bản mô hình châu Á của Park. Hai nhà kinh tế học Leroy Jones và Sakong Il tin rằng “nếu không có sự sức ép cá nhân của Tổng thống Park thì gần như dự án này chắc chắn sẽ bị xếp xó” và “nếu không có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và hiệu quả của nhà nước thì dự án sẽ không thể hoàn thành đúng thời hạn”.

wL0Ka6cL.jpgPhóng to
TTO - Một số nhà kinh tế học xem thành công trong lĩnh vực đóng tàu của Hyundai là minh chứng tích cực cho sức mạnh của phiên bản mô hình châu Á của Park. Hai nhà kinh tế học Leroy Jones và Sakong Il tin rằng “nếu không có sự sức ép cá nhân của Tổng thống Park thì gần như dự án này chắc chắn sẽ bị xếp xó” và “nếu không có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và hiệu quả của nhà nước thì dự án sẽ không thể hoàn thành đúng thời hạn”.

Nhiều người khác cảm thấy không thuyết phục với lập luận này. Ngân hàng Thế giới cho rằng chương trình công nghiệp hóa nặng hoàn toàn của Park đã thất bại trong việc biến đổi cấu trúc kinh tế theo hướng thoát khỏi những ngành nghề thâm dụng lao động như Park đã mong ước. Thậm chí, những đặc quyền mà chính phủ đã trao cho các công ty hoạt động trong những ngành ưu tiên phát triển đã trút thêm gánh nặng tài chính cho nhà nước và tạo ra những khoản lỗ lớn trong ngành ngân hàng.

Năm 1980, những phí tổn cho “Cú đẩy lớn” là nhân tố chính góp phần làm chậm lại đà phát triển của nền kinh tế; rất nhiều trong số các chương trình hỗ trợ cho những ngành công nghiệp được Park ưu tiên phát triển đã bị xóa sổ hoặc phải thu hẹp lại.80 Giống như trường hợp của Nhật Bản, sự ảnh hưởng của chính sách công nghiệp theo kiểu MITI của Park lên nền kinh tế Hàn Quốc vừa mang tính tích cực lại vừa mang tính tiêu cực.

Xét về mặt chính trị, bản thân Park cũng đã trở thành một gánh nặng lên Hàn Quốc vì ông ngày càng có khuynh hướng đàn áp thô bạo, hà khắc trong suốt những năm 1970. Năm 1972, ông đã làm cho cả đất nước bị sốc trước việc tuyên bố áp đặt tình trạng thiết quân luật. Sau đó, ông lại đưa ra hiến pháp mới chấm dứt việc bầu cử tổng thống trực tiếp và chính thức suy tôn Park làm tổng thống trọn đời.

Sự áp bức ngày càng tăng của Park đã làm dấy lên tình trạng phản kháng công khai. Cái gai chính của Park là Kim Dae Jung, một người ủng hộ dân chủ bộc trực có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với giới sinh viên và tầng lớp lao động. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1971, Kim đạt được kết quả gần như hất Park ra khỏi chiếc ghế quyền lực và điều này chỉ càng làm trầm trọng hơn chứng hoang tưởng quyền lực của Park. Kim trở thành người bị “chiếu tướng”.

Tháng 8-1973, khi Kim Dae Jung vừa rời khỏi một cuộc gặp gỡ ăn trưa ở một khách sạn tại Tokyo, ba người đàn ông mặc đồ đen xuất hiện, đẩy ông vào một căn phòng ở gần đó, đánh ông đến bất tỉnh nhân sự rồi lôi ông lên một chiếc xe hơi, lao nhanh đến một bến cảng cách đó không xa, quẳng ông lên một con tàu sắp khởi hành đi Hàn Quốc trong tình trạng tay chân bị buộc chặt vào nhiều khối vật nặng.

Những phản ứng quyết liệt của Tokyo cùng những cảnh báo mạnh mẽ về hậu quả nghiêm trọng từ phía đại sứ Mỹ ở Seoul đã cứu sống Kim. Năm ngày sau khi bị bắt cóc, Kim được thả gần nhà của mình ở Seoul nhưng phải chịu sự quản thúc tại gia. Vào cuối những năm 70, Park bị vây hãm. Các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng lớn mạnh và công nhân phát động nhiều cuộc đình công tranh đấu hơn. Park gan lì bám giữ quyền lực.

Kết cục xảy ra hết sức bất ngờ. Ngày 26-10-1979, Park ăn tối trong một ngôi nhà an toàn gần văn phòng của mình với Kim Jae Kyu, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Hàn Quốc (KCIA) đồng thời là điệp viên trưởng của Park, và hai trưởng nhóm vệ sĩ của tổng thống. Một người mẫu nổi tiếng kiêm ca sĩ lừng danh quỳ gối rót những ly rượu Chivas Regal trong khi những người đàn ông đang ngồi ăn quanh một cái bàn thấp theo kiểu truyền thống của Hàn Quốc.

Park và Cha Chi Chol, một trong hai trưởng nhóm vệ sĩ của tổng thống, bắt đầu nhiếc móc Kim Jae Kyu vì tội không trấn áp được các cuộc biểu tình ngày càng diễn ra dữ dội ở khu vực đông nam. Cha đặc biệt lên án Kim kịch liệt vì cho rằng Kim quá mềm yếu. Kim rời khỏi bàn ăn tối, lên thẳng phòng làm việc của mình ở tầng hai của tòa nhà và lấy ra khẩu súng ngắn Smith&Wesson 38 li của mình.

Trở lại phòng ăn tối, Kim nổ súng, đầu tiên là vào Cha rồi sau đó vào Park. Khi khẩu Smith&Wesson bị kẹt đạn, Kim giật lấy súng của một sĩ quan KCIA đứng gần đó và tiếp tục nhả đạn vào hai người. Park đổ về phía trước trong một vũng máu. Một trong hai người phụ nữ có mặt ở đó hỏi Park: “Ngài có ổn không, Ngài Tổng thống?”. Park trả lời: “Tôi ổn”. Đó là những lời cuối cùng của ông.

MICHAEL SCHUMAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên