19/11/2003 05:30 GMT+7

Vì sao mạng Vinaphone liên tục bị nghẽn mạch?

KHIẾT HƯNG - Q.HIẾU
KHIẾT HƯNG - Q.HIẾU

TT - Suốt cả ngày hôm qua 18-11, tình trạng nghẽn mạch của mạng Vinaphone tiếp tục diễn ra với qui mô rộng hơn. Mạng liên tục bị chập chờn, lúc gọi được lúc không đối với các thuê bao ở nhiều tỉnh thành. Các thuê bao điện thoại khác ở TP.HCM gọi cho mạng Vinaphone trở nên cực kỳ khó khăn, khoảng 5,6 lần mới liên lạc được một lần. Tình trạng cũng diễn ra tương tự đối với các thuê bao Vinaphone ở Hà Nội,

hq4Eg3no.jpgPhóng to

Các cuộc gọi và nhắn tin vào hệ thống của Vinaphone đều không thực hiện được (ảnh chụp lúc 19g12 ngày 18-11-2003) - Ảnh: T.T.D

TT - Suốt cả ngày hôm qua 18-11, tình trạng nghẽn mạch của mạng Vinaphone tiếp tục diễn ra với qui mô rộng hơn. Mạng liên tục bị chập chờn, lúc gọi được lúc không đối với các thuê bao ở nhiều tỉnh thành. Các thuê bao điện thoại khác ở TP.HCM gọi cho mạng Vinaphone trở nên cực kỳ khó khăn, khoảng 5,6 lần mới liên lạc được một lần. Tình trạng cũng diễn ra tương tự đối với các thuê bao Vinaphone ở Hà Nội,

Nghẽn do nâng cấp?

Đến 20g tối qua, chúng tôi đã cố gắng gọi đến các thuê bao Vinaphone ở Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nghệ An... nhưng chỉ được nghe điệp khúc lặp đi lặp lại."Hướng liên lạc này đang bị nghẽn mạch, xin quí khách vui lòng gọi vào lúc khác".

Quá sức chịu đựng, rất nhiều bạn đọc đã gọi điện đến Tuổi Trẻ bày tỏ sự bực bội vì tình trạng này. Công việc của rất nhiều người đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người đã không thể triển khai công tác của họ vì phương tiện liên lạc duy nhất của mình bị "vô hiệu hóa".

Chị Nguyễn Minh Sáu, nhân viên phòng cung ứng Hãng dầu nhớt Shell đã phàn nàn với chúng tôi: "Cả ngày tôi không gọi được cho ai, cũng không nhận được cuộc điện thoại nào. Bấm 151 (Số điện thoại hỗ trợ của Vinaphone) để hỏi thì không có người làm việc. Đã vậy hôm nay văn phòng chúng tôi sửa điện thoại cố định nên rất cần điện thoại di động. Tôi không hiểu sao họ lại có thể làm ăn như vậy được".

Tuổi Trẻ đã trao đổi với hai phó giám đốc của Công ty dịch vụ viễn thông (GPC) là ông Phạm Quang Hảo và ông Bùi Thanh Hoàn.

Ông Phạm Quang Hảo cho biết:

Nguyên nhân nghẽn mạch trong mấy ngày vừa rồi là do nâng cấp tổng đài, lắp thêm trạm. Trong thời gian vừa qua, Vinaphone đã lắp thêm ở tất cả các tỉnh của cả nước khoảng 235 trạm và nâng cấp trên 200 trạm.

Tuy nhiên, có một số điểm ở trong thành phố vẫn chưa thực sự giải quyết được vì có những trạm do nhà xây cao ảnh hưởng đến phủ sóng. Trong khi đó, thuê nhà để mở rộng một vài điểm ở Hà Nội và TP.HCM vẫn còn khó khăn nên chưa đáp ứng được hoàn toàn. Nó có thể bị nghẽn cục bộ từng khu vực, từng thời gian nhất định. Có chỗ phải gọi 2-3 lần mới được. Khu vực bị nghẽn mạch là Hà Nội và TP.HCM nhưng chủ yếu là TP.HCM, Hà Nội cũng có nhưng ít. Nghẽn mạch xảy ra đối với cả thuê bao trả trước và trả sau.

* Có ý kiến cho rằng thiết bị của Ericsson cung cấp cho mạng thông minh (IN) phục vụ thuê bao trả trước không tương thích với các phần tử khác trên mạng Vinaphone dẫn tới nghẽn mạch?

- Mạng của Ericsson chạy liên tục hơn một năm nay rồi. Mạng Comvert đã chấm dứt hoạt động khoảng hơn một năm nay do không đáp ứng được dung lượng lớn. Ericsson cũng là nhà cung cấp giải pháp mạng trả trước cho bên Mobifone. Tin đó tôi cho rằng hoàn toàn không chính xác.

* Sự cố hiện nay có liên quan đến mạng IN không?

- Không, không có liên quan gì cả. Mà tôi đã nói là do tập trung nhiều thuê bao ở Hà Nội và TP HCM nên có những khu vực mình đang định cải tạo trạm thì khó khăn về vấn đề thuê địa điểm nên khi lưu lượng tăng ở giờ cao điểm thì không đáp ứng được, trong danh từ chuyên môn gọi là nghẽn mạch cục bộ.

* Thưa ông, có phải hiện GPC đang nâng cấp mạng?

- Ông Bùi Thanh Hoàn: GPC đang nâng cấp hệ thống điện thoại trả trước. Chúng tôi đang nâng cấp từ dung lượng 1,2 triệu lên 2 triệu. Khi nâng cấp xong, việc phát triển thuê bao, nghẽn mạch khắc phục được. Tổng đài cũng đang được tập trung nâng cấp thêm 3.500 số nữa, rồi nâng cấp hệ thống đăng kí chủ lên 100 nghìn số để chuẩn bị năng lực cho giai đoạn cuối năm, nhất là cho SEA Games.

* Thưa ông, có ý kiến cho rằng nghẽn mạch do hệ thống thiết bị mạng IN của nhà thầu Ericsson cung cấp không tương thích?

- Không, nó tương thích nhưng với tiêu chuẩn thông minh thì áp dụng cho mỗi nước theo yêu cầu khác nhau. Ví dụ tôi tính cước theo kiểu này, anh tính cước theo kiểu kia. Vào nước nào thì nó phải theo yêu cầu của nhà khai thác nước ấy, phải thay đổi phù hợp theo yêu cầu. Thế nên đồng bộ thì nó vẫn đồng bộ, tương thích vẫn tương thích nhưng với yêu cầu đặc thù thì mình vẫn phải xử lí những việc ấy.

Thực ra mạng IN không có cái gì kém nhưng có điều đối với quốc tế, tiêu chuẩn bắt buộc một là một, hai là hai không có nên khi kết nối vào, anh phải phù hợp cho một đất nước. Tới đây nó phải cài đặt thêm phần mềm cho phù hợp với yêu cầu của mình thôi chứ còn Alcatel, Ericsson hay gì đấy nó cũng thế thôi, cũng rưa rứa như nhau cả.

* Nhưng GPC đề nghị chọn Siemens?

- Không có cái gọi là đề nghị mà chỉ gọi là trình với tổng cty về ba nhà thầu ấy?

* Ông có biết lý do chọn Siemens?

- Việc đấy anh phải hỏi tổng cty.

Có liên quan đến thiết bị mạng?

Tính đến tháng 3-2001, mạng di động Vinaphone gồm 5 tổng đài, 2 hệ thống quản lí thuê bao do hãng Siemens (Đức) cung cấp, 1 tổng đài do hãng Ericsson (Thuỵ Điển) cung cấp, 1 hệ thống trả tiền trước, 1 hệ thống bản tin ngắn do hãng Comvert (Ixraen) cung cấp và 1 hệ thống thu phát vô tuyến của Motorola (Mỹ) cung cấp.

Đây là thời điểm số thuê bao di động, đặc biệt là thuê bao trả trước phát triển rất nhanh. Với dung lượng 600.000 thuê bao, hệ thống của Comvert đã không đáp ứng nổi nhu cầu và đó chính là lí do khiến Tổng Cty Bưu chính viễn thông (VNPT) cho phép GPC triển khai dự án mạng thông minh (mạng IN) phục vụ thuê bao trả trước.

Dự án gồm hai phần chính là nâng cấp các tổng đài với hình thức mua sắm trực tiếp và đầu tư thiết bị mạng IN cho thuê bao trả trước thông qua hình thức đấu thầu hạn chế với ba nhà thầu là Alcatel (Pháp), Siemens và Ericsson.

Ngày 6-3-2001, GPC tiến hành mời thầu và cung cấp tài liệu cho ba nhà thầu. Theo đó, giải pháp mạng IN được đề nghị chào cho ba pha với tổng dung lượng là 1,2 triệu thuê bao, gồm 500.000 thuê bao cho pha một, sau đó mở rộng lên 800.000 thuê bao ở pha hai và 1,2 triệu thuê bao ở pha ba.

Ngày 21-3, VNPT phê duyệt tiêu chuẩn đánh giá gói thầu thiết bị mạng IN, trong đó yêu cầu hệ thống được chọn phải cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế (roaming), phải kết nối được với mạng Mobifone, đồng thời phải kết nối được với tất cả các phần tử khác đang hoạt động trong mạng Vinaphone.

Ngày 28-3-2001, tổ tư vấn đánh giá xong giải pháp kỹ thuật của ba nhà thầu với kết quả Siemens đạt 945 điểm, Alcatel đạt 822 điểm và Ericsson đạt 796 điểm. Siemens được điểm cao nhất do đáp ứng cơ bản yêu cầu kỹ thuật, có giải pháp kết nối với hệ thống đang khai thác, có hệ thống quản lí thẻ cào độc lập, thuận lợi cho các nghiệp vụ quản lí kinh doanh của VNPT, thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ sau này.

Nhà thầu Alcatel có nhược điểm là quá trình triển khai phải qua hai giai đoạn, không có giải pháp cụ thể kết nối với hệ thống quản lí thẻ cào sẵn có, chỉ kết nối được với một tổng đài hiện có của Siemens.

Còn về nhà thầu Ericsson, tổ tư vấn kết luận chỉ tuân thủ một phần theo tiêu chuẩn quốc tế, không có giải pháp cụ thể kết nối với hệ thống quản lí thẻ cào sẵn có giống như Alcatel, cách tính cước bản tin ngắn không đạt yêu cầu của GPC, thiếu một số hệ thống và vật tư yêu cầu.

Ngoài ra, trong ba nhà thầu, chỉ có Siemens đáp ứng được thời gian đưa hệ thống vào hoạt động theo yêu cầu đề ra là tháng 9-2001. Qua kết quả trên, tổ tư vấn đánh giá thầu thiết bị kiến nghị chọn nhà thầu Siemens trúng thầu với giá thầu là 6.567.111 USD.

Liên tiếp trong các tháng 2 và 4-2001, GPC gửi ba tờ trình lên VNPT đề nghị chọn nhà thầu Siemens. Các tờ trình nêu rõ việc chọn Siemens trúng thầu sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi hơn về kết nối hệ thống mạng IN với các phần tử khác trên mạng Vinaphone (đặc biệt là với 5 tổng đài của Siemens) cũng như thuận lợi trong quản lí hệ thống và phát triển các dịch vụ mới sau này.

Trong trường hợp chọn Ericsson hoặc Alcatel trúng thầu thì việc kết nối sẽ tốn nhiều thời gian, không đảm bảo đưa hệ thống vào khai thác đúng thời hạn nên sẽ gây tổn thất lớn cho mạng. Theo ước tính, nếu như tiến độ trong chào thầu, Alcatel sẽ đưa hệ thống vào khai thác chậm 1,7 tháng, gây tổn thất 7.889.348,28 USD, Ericsson chậm 1 tháng, gây tổn thất 4.640.793,10 USD.

Không chỉ GPC mà chính ông Vũ Văn Luân, phó tổng giám đốc VNPT cũng đề nghị Hội đồng quản trị VNPT xem xét, phê duyệt chọn Siemens là hãng trúng thầu thiết bị gói thầu mạng IN phục vụ thuê bao trả trước của Vinaphone.

Đến đây, tưởng chẳng có gì bàn thêm vì rõ ràng, Siemens là nhà thầu được đánh giá cao nhất. Thế nhưng, ngược hoàn toàn với kết quả chấm thầu và đề nghị của GPC, ngày 4-5-2001, ông Đỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng quản trị VNPT lại ký quyết định chọn Ericsson là hãng trúng thầu.

Phải chọn Ericsson rõ ràng là chuyện cực chẳng đã đối với GPC. Và mặc dù thời điểm đưa hệ thống vào khai thác được lùi lại sang ngày 10-11-2001 nhưng Ericsson vẫn đưa hệ thống vào chậm hơn tiến độ.

Lạ lùng hơn, năm 2004, GPC sẽ lại phải tiếp tục lập dự án đầu tư để các thuê bao trả trước có thể roaming được, trong khi tiêu chuẩn này là bắt buộc trong cuộc thầu trước đó. Việc chọn Ericsson và việc lùi thời gian đưa hệ thống vào khai thác trong khi tốc độ phát triển thuê bao của GPC ngày càng tăng liệu có phải là nguyên nhân dẫn tới sự không tương thích giữa các phần tử trong mạng và khiến GPC không đáp ứng được nhu cầu nên thường xuyên xảy ra tình trạng nghẽn mạch?

Hiện Thanh tra nhà nước đang vào cuộc để có những câu trả lời xác thực về việc chọn thầu này.

KHIẾT HƯNG - Q.HIẾU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    t\u00ecnh tr\u1ea1ng ngh\u1ebdn m\u1ea1ch c\u1ee7a m\u1ea1ng Vinaphone ti\u1ebfp t\u1ee5c di\u1ec5n ra v\u1edbi qui m\u00f4 r\u1ed9ng h\u01a1n. M\u1ea1ng li\u00ean t\u1ee5c b\u1ecb ch\u1eadp ch\u1eddn, l\u00fac g\u1ecdi \u0111\u01b0\u1ee3c l\u00fac kh\u00f4ng \u0111\u1ed1i v\u1edbi c\u00e1c thu\u00ea bao \u1edf nhi\u1ec1u t\u1ec9nh th\u00e0nh. C\u00e1c thu\u00ea bao \u0111i\u1ec7n tho\u1ea1i kh\u00e1c \u1edf TP.HCM g\u1ecdi cho m\u1ea1ng Vinaphone tr\u1edf n\u00ean c\u1ef1c k\u1ef3 kh\u00f3 kh\u0103n, kho\u1ea3ng 5,6 l\u1ea7n m\u1edbi li\u00ean l\u1ea1c \u0111\u01b0\u1ee3c m\u1ed9t l\u1ea7n. T\u00ecnh tr\u1ea1ng c\u0169ng di\u1ec5n ra t\u01b0\u01a1ng t\u1ef1 \u0111\u1ed1i v\u1edbi c\u00e1c thu\u00ea bao Vinaphone \u1edf H\u00e0 N\u1ed9i," />