13/02/2010 22:14 GMT+7

Về Hoài Nhơn chơi Cổ nhơn

TRƯỜNG ĐĂNG
TRƯỜNG ĐĂNG

TTO - Cổ nhơn là một trò chơi dân gian được người dân thị trấn Bồng Sơn (huyện Hoài Nhơn - Bình Định) giữ lại như một nét đẹp văn hoá đặc trưng đến nay vẫn còn đầy tính hấp dẫn.

Đến Bồng Sơn từ 30 đến mùng 6 tết dễ dàng bắt gặp một không khí sôi nổi và vui vẻ từ những câu thai (gồm 4 câu thơ) dọc đường.

JvPsZQ2q.jpgPhóng to
Câu thai (gồm 4 câu thơ) được bày khắp phố để người chơi dựa vào nội dung đoán đề
NjWpst2C.jpgPhóng to
Hội cổ nhơn treo con đề lên cây nêu

Khắp phố, đâu đâu cũng treo bảng luận cổ nhơn, từ người lớn đến trẻ con tụm ban tụm bảy bàn câu thai để luận ra con đề.

Trong bảng tịch có 36 con, người xổ ra bốn câu thơ (gọi là thai), người chơi dựa vào nội dung mà luận ra con gì để đánh. Nếu luận đúng thì 1 được thưởng 25.

Trò chơi hay không chỉ được thưởng mà còn là niềm tự hào khi thể hiện khả năng luận đề của mình trước đám đông.

Ví dụ câu thai:

Việt Nam con cháu Lạc hồngNgàn năm rạng rỡ chiến công lưu truyềnBảy lăm thống nhất hai miềnXây nền độc lập, yên vui mọi nhà

Người chơi có thể luận từ con cháu là phước tôn (tên con vật là: con chó), hoặc hiệp hải (con ếch) hai miền thống nhất… Người cầm tịch ra: phùng xuân (con Công). Phùng xuân là trùng phùng mùa xuân 75, mùa xuân với chiến công vĩ đại của dân tộc thống nhất đất nước… ).

Không giống như xổ số, người đánh trúng không phải đỏ đen, may mắn mà là người luận có lí nên trước khi đánh cổ nhơn người chơi bàn rất kỹ.

Người bán tịch thường là người biết bàn, luận về thai sao cho có lý để thu hút người chơi.

Cuộc chơi là cuộc đấu trí, thi tài giữa rất nhiều người chơi và một người cầm tịch nhưng không phải là cao thấp mà là kẻ giỏi trốn người giỏi tìm.

Anh Trí, một người rất đam mê cổ nhơn ở đây cho biết: “Nếu tết không có cổ nhơn thì không ra ngày tết, ở đây quen rồi, nó là món ăn tinh thần của chúng tôi”.

Hình như ai cũng có cảm nhận như vây, không có cổ nhơn hình thư thiếu một cái gì đó, nó vô hình nhưng cần thiết cho một cái tết cổ truyền đậm đà bản sắc.

Mỗi lần hạ nêu, người trúng reo lên; người không trúng trầm ngâm suy nghĩ và luận tiếp vì sao như vậy…

86ORnMtu.jpgPhóng to
Con đề được hạ nêu và mở ra vào cuối mỗi buổi để biết ai đánh đúng, sai
TRƯỜNG ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên