Cuộc vây ráp gặp phải sự chống trả dữ dội của các chủ hàng, hỗn chiến đã xảy ra tại ga Gia Lâm (Hà Nội), nhóm chủ hàng đã cướp lại được hơn 3 toa tàu hàng.
Trước tình hình căng thẳng, lực lượng công an quyết định đưa đoàn tàu về ga Hà Nội để giải quyết.
![]() |
![]() |
Bắt giữ các nghi phạm ném gạch đá vào lực lượng công an và tham gia cướp hàng - Ảnh: M.Quang |
Theo đánh giá của cơ quan công an, số hàng hóa trên được các chủ hàng tập kết, đưa về Hà Nội để bán trước dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Ước tính, tổng giá trị số hàng này lên đến hàng tỷ đồng. |
Theo các trinh sát của PC46 Hà Nội, trên các toa hành khách, hàng hóa được đóng vào bao tải, chất đầy trên ghế ngồi, hầu như các toa hàng đều không có hành khách nào được ra vào, chỉ có các cửu vạn áp tải hàng hóa từ Lạng Sơn về Hà Nội quản lý. Ngoài ra, ở các toa chở hàng, hàng trăm bao tải được chất đống lên đến tận ngọn.
Khi cơ quan công an kiểm tra, bị mất hàng, xót của nên các chủ hàng và nhóm cửu vạn manh động, tổ chức cướp lại hàng. Ban đầu, nhóm chủ hàng và cửu vạn dùng gạch đá từ ngoài nhà ga ném tới tấp vào khu vực đoàn tàu chở hàng trong ga khiến lực lượng công an phải rút lên các toa tàu hàng để bảo vệ hàng hóa.
Sau đó các chủ hàng đã huy động người lên từng toa tàu cướp hàng và chỉ trong khoảng 20 phút, 3 toa tàu chất đầy hàng đã bị cướp hoàn toàn, 4 toa còn lại mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng các chủ hàng cũng cướp đi hàng chục kiện hàng. Phải đến khi lực lượng cảnh sát cơ động, công an quận Long Biên tăng cường mới vãn hồi được trật tự. Mặc dù vậy, trong sân ga cũng còn hàng trăm người vây quanh đoàn tàu nhằm cướp lại hàng. Hai đối tượng dùng gạch đá ném lại lực lượng cảnh sát đã bị bắt giữ.
![]() |
![]() |
Cảnh sát cơ động bảo vệ đoàn tàu và giải tán các đối tượng chủ hàng, cửu vạn âm mưu cướp hàng - Ảnh: M.Quang |
Do tình hình căng thẳng, lực lượng công an quyết định đưa đoàn tàu về ga Hà Nội để kiểm đếm số hàng hóa này. Khoảng 23g ngày 6-1, dưới sự bảo vệ của gần trăm cảnh sát cơ động, 4 toa tàu còn hàng đã được đưa về ga Hà Nội. Ngay sau đó, cơ quan công an huy động gần 20 ô tô phục vụ bốc dỡ hàng hóa về kho.
Đến khoảng 2g sáng ngày 7-1, toàn bộ 4 toa tàu hàng đã được bốc dỡ với hàng trăm kiện hàng, chủ yếu là quần áo, giày dép, ví da, dây lưng và đồ tạp hóa khác. Theo đánh giá của cơ quan công an, số hàng hóa trên được các chủ hàng tập kết, đưa về Hà Nội để bán trước dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011. Ước tính, tổng giá trị số hàng này lên đến hàng tỷ đồng.
Bình thường số hàng hóa này đều được xuống hàng hết tại các ga dọc đường từ ga Bắc Giang về đến ga Từ Sơn, Yên Viên... rất hiếm khi hàng được đưa về Hà Nội, do gần Tết nên nhóm chủ hàng trở nên liều lĩnh, chở hàng về tận ga Long Biên để tiết kiệm chi phí. Do đó cơ quan công an quyết định mở chuyên án xử lý.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Lực lượng cảnh sát cơ động bảo vệ các toa tàu hàng tại ga Hà Nội để bốc dỡ đưa về kho tang vật - Ảnh: Việt Dũng |
Hiện PC46 Hà Nội đang tiến hành điều tra nguồn gốc số hàng hóa trên và chủ các lô hàng này. Đồng thời cơ quan điều tra cũng xem xét trách nhiệm của các thành viên nhà tàu, lực lượng quản lý thị trường, thuế tại phía Lạng Sơn, nơi xuất phát của đoàn tàu với số lượng hàng hóa khổng lồ trên.
Đây không phải lần đầu tiên cơ quan công an tiến hành bắt hàng lậu trên đoàn tàu khách Đồng Đăng - Hà Nội. Trước đó, các lực lượng của Hà Nội, Bộ Công an đã thực hiện nhiều cuộc vây ráp nhưng số lượng hàng hóa bắt giữ không nhiều. Đáng chú ý, ngày 9-11-2006, hàng trăm chủ hàng cùng cửu vạn đã thực hiện thành công vụ cướp lại gần 100 tấn hàng lậu trên bốn toa tàu ngay trước mắt lực lượng an ninh kinh tế Hà Nội và cả cảnh sát cơ động, rồi sau đó rút lui êm đẹp, để lại đoàn tàu rách nát tả tơi, không còn một toa nào nguyên vẹn. Vụ cướp hàng trên đã đi vào "lịch sử" của giới buôn lậu trên tuyến Đồng Đăng - Hà Nội nhưng đó cũng chỉ là một trong nhiều vụ cướp hàng trắng trợn khác. Ngày 4-10-2007, lực lượng liên ngành công an và quản lý thị trường đã kiểm tra chuyến tàu ĐĐ4 từ Đồng Đăng về Hà Nội. Chủ hàng và cửu vạn đã chống đối quyết liệt, giải tán gần hết hàng hóa trước khi tàu về đến ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) để kiểm đếm. Khoảng đầu những năm 2000, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, bắt giữ một đoàn tàu chở hàng lậu. Thế nhưng chỉ chưa đầy một giờ, đám chủ hàng lậu cùng cửu vạn đã cướp sạch đoàn tàu này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận