16/01/2011 05:26 GMT+7

Vẫn rượt đuổi hai chữ chuyên nghiệp

M.HÀ
M.HÀ

TT - Qua 11 mùa giải, dù đã có những chuyển biến nhưng tính chuyên nghiệp của V-League vẫn chưa đạt như nhiều người mong muốn.

TT - Qua 11 mùa giải, dù đã có những chuyển biến nhưng tính chuyên nghiệp của V-League vẫn chưa đạt như nhiều người mong muốn.

Dưới đây là góc nhìn của những người trong cuộc khi V-League chuẩn bị bước vào mùa giải thứ 12:

Trong thời gian tập huấn tại Trung tâm thể thao Hàm Rồng (Pleiku) để chuẩn bị cho AFF Cup 2008, cuối giờ tập hai tuyển thủ Đức Dương và Phan Thanh Bình luôn ngồi xem các cầu thủ nhí của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG tập luyện (ảnh). Đức Dương nói: ”Không chỉ bầu Đức, chúng tôi cũng háo hức chờ xem các em ra lò và thi đấu như thế nào ở tương lai. Giá như CLB chuyên nghiệp nào cũng có điều kiện và làm được như học viện này thì tốt biết bao”.

M.HÀ

* Ông PHẠM PHÚ HÒA (giám đốc điều hành CLB Đồng Tâm Long An):

V-League đã và đang có những chuyển biến tích cực để tiến dần lên tính chuyên nghiệp thực thụ. Về bản quyền truyền hình, trước đây ở mỗi trận đấu LĐBĐVN (VFF) nhận 50%, đội chủ nhà 35%, đội khách 15%, nay tỉ lệ này được điều chỉnh ở mức 40-40 và 20%.

Ngoài ra, ban tổ chức V-League còn bắt buộc các sân phải có giàn đèn, phòng ốc khang trang, giường matxa, gắn máy lạnh hay quạt, từ khán đài ra sân phải có ống lồng để che chắn cho cầu thủ lẫn trọng tài... Điều này khiến CLB phải nỗ lực nhiều hơn trong việc phục vụ khán giả. Đó còn là việc ban tổ chức giải cũng mạnh tay hơn trong việc xử lý các trường hợp cầu thủ xé rào khi hợp đồng chưa hết hạn.

Cần chấn chỉnh việc chuyển nhượng

Theo ông Đoàn Nguyên Đức (chủ tịch CLB Hoàng Anh Gia Lai): “Giá chuyển nhượng cầu thủ ngày một tăng cao nhưng giá trị sử dụng lại không tương xứng. Đây là một nghịch lý mà VFF cần phải có phương án để chấn chỉnh. Do đó, thay vì tìm kiếm cầu thủ ở thị trường chuyển nhượng, tôi dùng tiền ấy đầu tư các tuyến trẻ. Năm 2014, lứa cầu thủ đầu tiên của Học viện Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG sẽ ra lò. Sau năm 2014, cứ mỗi hai năm học viện sẽ cho ra lò những cầu thủ chất lượng. Tôi tin khi ấy giá trị thật của cầu thủ sẽ được xác định trên thị trường chuyển nhượng”.

Vẫn còn chuyện “no dồn, đói góp”

Theo HLV Lê Huỳnh Đức (SHB Đà Nẵng), nếu như trước đây cuộc đua vô địch chỉ dừng ở ba cái tên Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An, Becamex Bình Dương thì giờ đây đã được nới rộng cho SHB Đà Nẵng, Hà Nội T&T và mùa này sẽ có thêm SLNA, Navibank Sài Gòn, Vicem Hải Phòng. Đó là tín hiệu đáng mừng cho V-League.

Nhưng ông Đức vẫn chưa hài lòng về tính chuyên nghiệp của V-League khi vẫn còn nhiều cầu thủ ít tập trung vào rèn luyện, thi đấu mà luôn nghĩ đến việc tìm bến đỗ mới, thậm chí chấp nhận xuống chơi Giải hạng nhất để có nhiều tiền hơn. Lịch thi đấu cũng rất bất hợp lý khi bố trí lịch đấu quá dày trước tết trong khi đến tháng 8 thì kết thúc giải. Sau đó, trong năm tháng nghỉ chờ giải mới nhưng CLB vẫn phải chi trả lương cho cầu thủ, HLV. Đây là điều quá lãng phí, vì vậy cần điều chỉnh lịch thi đấu để tránh cảnh “no dồn, đói góp”.

SĨ HUYÊN

M.HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên