Bia tiến sĩ Văn Miếu là di sản thứ hai của Việt Nam sau mộc bản triều Nguyễn được UNESCO đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình ký ức thế giới. Các bia đá này lưu danh những người đỗ đạt trong các khoa thi tiến sĩ kéo dài suốt 300 năm từ thời Lê Sơ đến cuối thời Lê Mạc.
Phóng to |
Bà Katherine Muller-Marin (trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội) trao bằng công nhận cho bà Ngô Thị Thanh Hằng (phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) - Ảnh: Hà Hương |
Trước đó, ngày 9-3 phiên họp toàn thể thường niên của Ủy ban ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu là di sản tư liệu thế giới.
Trăm năm bia đá thì mòn...Chiêm ngưỡng bia ai cũng rung động Đề cử 82 bia Văn Miếu là Di sản tư liệu thế giới |
Tại buổi lễ, nghị quyết của UNESCO về tham gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng được công bố. Theo đó, UNESCO sẽ phối hợp nhằm tăng cường tuyên truyền về Hà Nội nghìn năm văn hiến, dự án UNESCO tham gia bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long thông qua quỹ tín thác Nhật Bản.
Nhân sự kiện này, Tuổi Trẻ có cuộc trò chuyện với bà Katherine Muller-Marin (trưởng đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội) và ông Phạm Sanh Châu (vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO) về công tác xét duyệt đưa bia tiến sĩ Văn Miếu vào danh mục di sản tư liệu thế giới.
* Thưa bà Katherine Muller-Marin, yếu tố nào quan trọng nhất để UNESCO công nhận Văn Miếu là di sản tư liệu thế giới?
- Bà Katherine Muller Marin: Ký ức thế giới là một chương trình đưa ra những tài liệu ghi lại lịch sử, đấy là một yếu tố quan trọng nhất để bia Văn Miếu này được công nhận là di sản tư liệu thế giới. Từ các bia tiến sĩ, người ta nhìn thấy lịch sử khoa bảng, những người đỗ đạt trong các kỳ thi của Việt Nam thời xưa.
Hơn thế nữa, đây là một di sản có ý nghĩa đối với cộng đồng, mọi người đến đây thăm những bia đá này và việc làm đó tạo nên động lực để họ cố gắng trong cuộc sống. Vì thế, một mặt chúng ta cần phải bảo vệ, mặt khác phải tạo điều kiện để cộng đồng tiếp xúc với những di sản này.
Việc công nhận di sản này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là với thành phố Hà Nội. Vì thế chúng ta cũng phải làm thế nào để người dân Hà Nội nhận thức và giữ gìn những di sản của thành phố. Đây cũng là một đóng góp rất lớn cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
* Theo bà, Hà Nội sẽ phải làm gì để bảo tồn được những di sản của mình?
- Tôi nghĩ Hà Nội cũng đã đi đúng hướng, tích cực trong việc tìm kiếm và gửi hồ sơ cho UNESCO. Việc đề cử này cũng đưa ra những hồi chuông cảnh báo để cộng đồng có ý thức trong việc giữ gìn di sản.
Việc làm những hồ sơ đề cử rất kỳ công, thường mất một năm. Việc đưa ra đề cử cũng là một phần rất nhỏ trong quá trình công nhận và bảo vệ di sản. Vì vậy chúng ta cần nhớ rằng sự công nhận này là sự nhắc nhở đối với chúng ta. Chúng ta vẫn tiếp tục công việc bảo vệ di sản. Công việc này cần phải có sự tham gia của cộng đồng, có nghĩa là chúng ta không đóng cửa, mà phải mở ra cho cộng đồng xem và tham gia vào việc bảo vệ.
Việc giữ gìn môi trường để di sản này tồn tại cũng rất quan trọng. Tôi cũng muốn kêu gọi toàn thể nhân dân Hà Nội cùng nắm tay nhau làm cho Hà Nội trở thành thành phố sạch nhất châu Á - Thái Bình Dương. Trong môi trường đó, di sản sẽ được bảo vệ tốt hơn.
* Thưa ông Phạm Sanh Châu, có rất nhiều hồ sơ gửi đến UNESCO nhưng Việt Nam có tính đến kế hoạch bảo tồn tất cả những di sản ấy?
- Ông Phạm Sanh Châu: Một ví dụ rõ nhất là Hoàng thành Thăng Long. Khi Hoàng thành chưa được công nhận là di sản thế giới, chúng ta đã có tới 1,2 triệu USD của Nhật Bản tài trợ qua quỹ ủy thác của UNESCO để làm công tác bảo tồn. Hay khu dự trữ ở Kiên Giang chúng ta có 2 triệu USD do một quỹ của Đức ủng hộ để bảo tồn. Khi chúng ta làm hồ sơ và bắt đầu tuyên truyền thì thế giới đã biết đến và cử chuyên gia đến hoặc giúp đỡ về mặt kỹ thuật hoặc tài chính.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận