![]() |
Đông Timor giáp Indonesia và nằm ở đông bắc Úc, trong vùng biển Timor giàu dầu khí - Ảnh: Wikipedia |
Dầu và khí đốt, trọng tâm của những tranh cãi gần đây giữa Đông Timor và Úc, thì không được đề cập. Trong khi đó, nguồn lợi dầu khí trong vùng biển bao quanh Đông Timor ước tính lên tới 30 tỉ USD!
Rob Wesley Smith, người phát ngôn của tổ chức Người Đông Timor tự do, thừa nhận chính phủ John Howard có chính sách "bắt nạt" Đông Timor. Trong số 1,5 tỉ USD nhận được từ những giếng dầu tranh chấp với Đông Timor từ năm 1999, Úc chỉ chi 300.000 USD cho nước này dưới hình thức viện trợ và từ đó, biến Đông Timor thành lệ thuộc. |
Khủng hoảng bắt nguồn từ những cuộc nổi loạn của binh lính và cảnh sát bị sa thải, dẫn tới việc Úc phải gửi binh sĩ gìn giữ hòa bình tới Dili. Vì sao là Úc? Câu trả lời nằm trong lịch sử của những nỗ lực gây ảnh hưởng của Úc ở khu vực giàu dầu mỏ này.
Năm 1975, sau khi thôn tính Timor, Indonesia và Úc đã ký "Hiệp ước khoảng trống Timor" (Timor Gap - xem bản đồ) để chia sẻ tài nguyên khu vực biển này. Hiệp ước đã bị Cơ quan đại diện lâm thời LHQ ở Đông Timor (tồn tại từ 1999 đến 2002) nhận định là bất hợp pháp nên năm 2001, Úc phải ký bản ghi nhớ với LHQ để được phép tiếp tục khai thác dầu trong khu vực này.
Thế nhưng sau khi Đông Timor trở thành quốc gia độc lập năm 2002, chính quyền của Thủ tướng Úc Howard tuyên bố sẽ không tuân thủ đường biên giới biển được qui định nữa. Từ đó, Alkatiri đã liên tục đấu khẩu với Úc cho đến tháng một năm nay, khi Alkatiri buộc Canberra phải chia với tỉ lệ 90-10 các lợi ích từ mỏ Greater Sunrise cho Đông Timor. Đồng thời, Đông Timor thương lượng với Chính phủ Trung Quốc thành lập nhà máy lọc dầu Đông Timor, xem nhẹ kế hoạch xây nhà máy lọc dầu của Úc ở Darwin để xử lý toàn bộ dầu của biển Timor từ hai phía của biên giới.
Viện sĩ Helen Hill, tác giả Khuấy động chủ nghĩa dân tộc Đông Timor, cũng lập luận trong một bài báo gần đây rằng nguyên nhân khiến Canberra không ủng hộ Alkatiri vì "ông ta là nhà lãnh đạo Đông Timor duy nhất chống lại chiến thuật bắt nạt của Canberra, lại xây dựng quan hệ với những nước khác như Trung Quốc, Malaysia, Cuba, Brazil và cựu thực dân Bồ Đào Nha để đa phương hóa quan hệ kinh tế Đông Timor" (IPS, 22-6). Phát biểu gần đây trên Đài phát thanh ABC, James Dunn - cố vấn của LHQ ở Đông Timor (UNMET) năm 1999 - mô tả Alkatiri là "một chính khách có quan hệ tốt với nhân dân", "người làm việc hiệu quả, nhưng không dễ hợp tác".
Có thể nói chính phủ Howard đã đạt được điều mình mong muốn. Theo giáo sư chính trị Đại học Sydney Tim Anderson, trong tình hình hiện nay, sự hiện diện của quân đội Úc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị trí thống lĩnh của Đảng Fretilin của ông Alkariti.
Hôm qua, Tổng thống Gusmao đã họp với các thành viên chính phủ để thảo luận thành lập chính phủ lâm thời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận