FPT xuyên tạc “Tuyên ngôn độc lập”Sử ký 20 năm của FPT nhại Tuyên ngôn độc lập!Phạt FPT phạt 4 triệu đồng về vụ múa khỏa thânĐình chỉ học tập 2 sinh viên FPT Arena “múa khỏa thân”Hậu màn múa “gây sốc” của học viên FPT ArenaVụ sinh viên Đại học FPT “múa khỏa thân”: Cảnh cáo ban giám đốc FPT ArenaHọc viên FPT “múa khỏa thân”
Sự thật về “Sách đỏ STICO”
Thuật ngữ “Sách đỏ STICO” hay “Sách đỏ STC” hoặc “Sách đỏ FPT” rất phổ biến trong Tập đoàn FPT. Đó là một bộ sách gồm bốn tập: Tập 1 - “Giai điệu STC”; Tập 2 - “Thơ văn STC”; Tập 3 - “STC Tư liệu” và Tập 4 - “Di cảo STC”.
Trong tập "Sách đỏ" này có rất nhiều những bài thơ, nhiều ca khúc chính thống đã được cán bộ, nhân viên FPT sưu tầm và chế lại rất phản cảm, thiếu trân trọng nguyên tác.
Ngay trong tập 1 - “Giai điệu STC”, Chương I - "Những bài hát truyền thống FPT", ca khúc “Đoàn Vệ Quốc Quân” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu đã được biến thành “FPT ca”. Trong đó phần nhạc được giữ nguyên và phần lời thì được chế: “Đoàn FPT một lần ra đi/ Dù có gian nguy nhưng lòng không nề/ Ra đi ra đi áo quần không có/ Ra đi ra đi sạch bách mới thôi…”
Theo cuốn “Sách đỏ STC” thì ca khúc này được một nhân sự lãnh đạo chế năm 1989, sau đó nó được bổ sung hoàn thiện dần. “FPT ca” được sử dụng trong rất nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ của FPT, cả những cuộc vui lẫn những dịp trang trọng.
Không khó để mời các nhạc sĩ sáng tác riêng một ca khúc chính thống và có ý nghĩa làm "công ty ca" như rất nhiều doanh nghiệp vẫn làm. Đằng này, FPT dùng nhạc của một ca khúc đã đi cùng tinh thần dân tộc biết bao năm tháng và chế lời xuyên tạc rồi tung hô là "FPT ca".
Chưa dừng lại tại đó, một số nhân sự có uy tín của FPT cũng tham gia sưu tầm và "sáng tác" nhằm cổ xuý phong trào STC. Đầu tiên là phong trào chế nhạc Nga diễn ra khá rầm rộ. Từ ca khúc "Tình ca du mục" biến thành ca khúc "Đi buôn ở Nga" được chế vào khoảng 1988 - 1990 trong gia đoạn buôn bán máy tính FPT tại Nga. (Giai điệu STC - Những bài hát trữ tình - STC tuyển tập I - Chương V- Trang 55).
Đặc biệt trong chương VII - “Những bài hát cấm trẻ em” của tập 1 này, sự phản cảm lộ ra rõ nét, những ca khúc nổi tiếng như “Tình đất đỏ miền đông” của Nhạc sĩ Trần Long Ẩn, "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" của Xuân Hồng, và nhiều ca khúc khác đã được cán bộ nhân viên FPT "chế" không thương tiếc.
Ca khúc "Hò kéo pháo" của nhạc sĩ Hoàng Vân được in trong "Sách đỏ STC" như sau: "Hò dô ta nào, kéo cái chân này ra nào/Hai ba này/Hò dô ta nào, kéo tay đặt lên đây nhé/ Hai ba này/ Dốc núi cao cao/ Nhưng lòng khát khao còn cao hơn núi/ Hai ba này/ Vực sâu thăm thẳm Vực nào sâu bằng cái chỗ này/ Vực nào sâu bằng cái chỗ này. Lặp lại Hò hò hò (nhỏ dần, yếu hẳn).
Bài hát này đã được thêm đoạn cuối cực kỳ thô tục: Sắp sáng rồi, đồng chí pháo binh ơi/ Anh em ta đã mệt lắm rồi/ Hò dô ta rút ra từ từ/ Rồi đến mai chúng ta lại vào/ Hai ba này" (Trích "Giai điệu STC - Những bài hát cách mạng - STC tuyển tập I - Chương VII - Trang 71").
Khi đọc hoặc nghe những ca khúc dung tục này, thật khó có thể tin nổi ngôn từ cũng như nội dung đó lại được "chế" và hát từ miệng những nhà trí thức trẻ FPT.
Ca khúc cách mạng không những là sáng tạo văn hóa nghệ thuật mà còn là chứng tích lịch sử được ghi lại bằng âm nhạc cho đời sau mãi mãi ngợi ca. Phải chăng, vì “ham vui”, FPT đã quên mất sự trân trọng đối với những ca khúc đã một thời là nguồn cổ vũ động viên tinh thần của bao lớp thanh niên Việt Nam trên chiến trường ác liệt?
Cũng tương tự như vậy, thơ ca và âm nhạc dân gian là hồn dân tộc, là cái để phân biệt Ta với Người khi có sự giao lưu, giới thiệu, không thể sử dụng vốn dân gian đã bị chế hoặc tự chế để tuyên truyền, đem "khoe" một cách thiếu hiểu biết.
Mặt khác, sử dụng ca khúc khi chưa có sự đồng ý của tác giả đã là vi phạm bản quyền. Chế tác và xuyên tạc ca khúc theo hình thức, nội dung đi ngược lại mục đích của nguyên tác, đồng thời tuyên truyền phổ biến những chế tác ấy sẽ là gì? Chắc chắn không thể chỉ là vi phạm bản quyền mà còn là sự xúc phạm đến nhạc sĩ.
"Báo động đỏ" về phông văn hóa
Phong trào "văn hóa" STICO qua những “sáng chế” thơ văn, âm nhạc của FPT theo thời gian càng ngày càng phát triển một cách lố lăng quá mức, phô trương rộng rãi, in thành sách (4 tập), được tái bản nhiều lần.
Tuy ấn bản đó chỉ để lưu hành nội bộ, nhưng hẳn các lãnh đạo của FPT không thể không biết rằng với sự lan truyền bằng tốc độ "thời internet" trên các diễn đàn mạng, rất nhiều người tò mò (đặc biệt là các bạn trẻ) đã cố công "sưu tầm" bằng được cuốn sách này.
Khi xảy ra "sự việc của các học viên Arena", đông đảo công chúng đều thấy "sốc", thậm chí "ngã ngửa" vì bất ngờ. Họ thắc mắc, bàn tán đủ mọi khía cạnh. Song, một bộ phận khá đông công chúng khác cho rằng "chuyện nhỏ" này là "hoàn toàn dễ hiểu ở FPT" nếu đã một lần được cầm trong tay cuốn "Sách đỏ STC".
Sự tồn tại và phát triển "văn hoá STICO" bên kia bức tường FPT đã loang ra bên ngoài, với một tầm ảnh hưởng không nhỏ và đương nhiên là không tốt tới văn hóa Việt, dẫn đến sự lệch lạc, nhố nhăng trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ giới trẻ - những "công dân mạng" thời đại @. Những người có trọng trách, đang ngày đêm xây dựng hình ảnh FPT - Tập đoàn Công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam - liệu có nghiêm túc nhìn lại văn hóa doanh nghiệp của mình?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận