Phóng to |
Nguyễn Chánh Tín trong phim Ván bài lật ngửa - Ảnh tư liệu |
Nguyễn Chánh Tín - 20 năm sau Ván bài lật ngửa
Bộ phim đã mô tả một xã hội đầy biến động, phong cách sống của thành phố Sài Gòn, có thể gọi là một đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam.
Bộ phim được trình chiếu và thành công nhiều mặt. Trước hết là kịch bản của nhà văn Nguyễn Bạch Đằng biết chọn lọc những chi tiết rất đắt, dẫn dắt người xem tới những âm mưu, thủ đoạn, những vụ áp phe thường thấy trên chính trường thời đó một cách mạch lạc, dễ hiểu và đầy lôi cuốn với những lời thoại đầy ấn tượng, đầy chất trí tuệ.
Ván bài lật ngửa là bộ phim truyền hình đen trắng 8 tập về đề tài tình báo của đạo diễn Khôi Nguyên (tên thật Lê Hoàng Hoa), do Xí nghiệp phim Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (nay là Hãng phim Giải Phóng) sản xuất trong những năm 1982-1987. Bộ phim kể về quãng đời hoạt động của nhân vật lịch sử có thật ngoài đời - anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo. Bộ phim do nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) viết kịch bản, có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên như Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân - tức anh hùng Phạm Ngọc Thảo), ca sĩ Thanh Lan và Thúy An (vai nữ điệp viên tình báo Thùy Dung - vợ của Nguyễn Thành Luân)... Bộ phim có tám tập như sau: 1. Đứa con nuôi vị giám mục (1982)2. Quân cờ di động (1983)3. Phát súng trên cao nguyên (1983)4. Cơn hồng thủy và bản tango số 3 (1984)5. Trời xanh qua kẽ lá (1985)6. Lời cảnh cáo cuối cùng (1986)7. Cao áp và nước lũ (1987)8. Vòng hoa trước mộ (1987 |
Thứ đến, đạo diễn Lê Hoàng Hoa không những đã tạo được sự căng thẳng, những giây phút nguy hiểm kề cận sống - chết, thành công - thất bại, vốn dĩ phải có ở một phim nói về tình báo mà còn tạo nhịp phim thông thả nhịp nhàng nhưng hấp dẫn bởi nét hào hoa trong cách dựng phim. Ông tạo những khuôn hình đẹp, dựng lại chân thực cảnh trí, văn hóa Sài Gòn, trang phục nhân vật đúng trước năm 1975, nhạc nền là những bản nhạc thịnh hành ở Sài Gòn thời đó.
Người xem còn cảm nhận Sài Gòn hiện lên thật mềm mại, đẹp, lãng mạn. Khán giả còn thấy vẻ kiêu sa, xa hoa ở một đô thị bù nhìn của đế quốc Mỹ, bị ảnh hưởng văn hóa và lối sống phương Tây. Đà Lạt, Tây nguyên, Phan Thiết, miền Đông Nam bộ, Lào, Campuchia… những vùng đất xuất hiện trong phim người xem rất dễ nhận ra bởi đạo diễn đã lựa chọn những nét độc đáo văn hóa vùng đó đưa vào phim.
Thành công bộ phim phải kể đến hai diễn viên chính Nguyễn Chánh Tín (vai Nguyễn Thành Luân), Lâm Bình Chi (vai Ngô Đình Nhu). Nguyễn Chánh Tín thể hiện được nét hào hoa, lịch lãm, thông minh, điềm đạm của một nhà tình báo chuyên nghiệp. Lâm Bình Chi thể hiện được nét khôn ngoan, thâm trầm, quỷ quyệt cáo già của một chính trị gia lão luyện.
Họ đã tạo nên vai diễn để đời trong thời buổi công nghệ làm phim Việt Nam còn non nớt và đời sống thiếu thốn là cả một sự cố gắng cao độ. Đó là cái thời mà diễn viên đi diễn hàng tháng trời, thù lao không đủ sống, thiếu thốn trăm bề nhưng biết đầu tư vào vai diễn, tìm cách thể hiện sao cho đạt nhất.
Theo tôi, đây khuôn thước cho một bộ phim Việt Nam nói chung để những người làm phim ngày nay có thể rút tỉa được những kinh nghiệm. Trước hết, phải thể hiện độc đáo bản sắc của đạo diễn (đối với đạo diễn Hoàng Hoa là sự hào hoa) nhưng văn vẫn mang văn hóa Việt trong sự thể hiện đó. Đó là một kịch bản gãy gọn, khúc chiết, hấp dẫn, giàu ý nghĩa, với những lời đối thoại phù hợp. Sau cùng là một dàn diễn viên phù hợp với từng nhân vật và yêu nghề.
Tôi nghĩ người Việt mình hoàn toàn có thể làm được những tác phẩm điện ảnh đầy sức sống, đủ sức lay động lòng người. Vấn đề là con người, ở đây là các nhà làm phim sáng tạo có bản sắc, diễn viên tận lực, chăm chút từng vai diễn… tất cả đặt trách nhiệm cao nhất với đứa con tinh thần của chính mình.
Mời bạn đọc tham gia viết về những bộ phim Việt Nam yêu thích Nhằm hưởng ứng Ngày điện ảnh Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức (15-3), giải Cánh diều vàng 2010, và cũng là dịp tôn vinh những bộ phim điện ảnh Việt Nam, TTO mời bạn đọc tham gia viết về những ấn tượng, bài học, giá trị mà những bộ phim điện ảnh Việt Nam đã mang lại cho bạn. Mỗi tác giả có quyền gửi nhiều bài viết, mỗi bài viết dài khoảng 500 - 1.000 chữ. Bài viết phải được viết bằng tiếng Việt. Những bộ phim được đề cập phải là những bộ phim điện ảnh Việt Nam. Thời gian nhận bài viết từ ngày 8 đến hết 15-3-2010. Bài viết xin gửi về địa chỉ tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi: tham dự chuyên mục “Viết về những bộ phim điện ảnh yêu thích”. Dưới bài viết vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc... để chúng tôi tiện liên hệ. Bài được chọn đăng trên Tuổi Trẻ Online sẽ được trả nhuận bút. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận