Nhưng ít ai ngờ rằng, những nhân vật nghèo rớt mùng tơi, khổ rơi nước mắt do nghệ sĩ Hồng Sáp thể hiện cũng chính là cuộc đời lận đận, lao đao của bà.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Phóng to |
Nghệ sĩ Hồng Sáp tên thật là Bùi Hồng Sáp, sanh năm 1937 tại Hà Nội. Theo cha mẹ (cha nhạc công guitare phím lõm, mẹ nghệ sĩ Hồng Phấn) vô <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam lúc bà mới 8 tuổi. Cùng cha mẹ lang bạt, rày đây mai đó với các đoàn Kim Chung, Nam Hồng, Đức Quy.
Một thời gian sau thì mẹ bà qua đời do bạo bịnh. Cảnh túng quẩn bần hàn trút lên đôi vai gầy guộc của người cha, nhà cửa thì chỉ là con số không to tổ chảng. May thay, thấy tình cảnh của cha con bà, ông bầu Sạc Lô Miều thương cảm cưu mang, cho ở nhờ.
Chánh thức bước vô đoàn cải lương hồ quảng Huỳnh Long từ năm 28 tuổi sau khi đã nhảy cóc từ tân nhạc cho đến hài kịch để kiếm cơm. Cùng thời với bà có Thiên Kim, Lệ Thẩm, Hùng Minh, Hữu Phước... người thì “lên voi” nổi tiếng rần rần, còn bà thì một hai ba, dậm chân tại chỗ y như chú vịt con lẹt đẹt.
Nhưng khán giả thời đó cũng không quên và cũng đã từng rủa thầm trong bụng khi coi bà thể hiện các vai đào lẳng, đào độc trong một số tuồng cải lương hồ quảng như: Tấm Cám, Lá chắn biên thùy, Tình sử A Nàng, Sấm dậy hận lòng thơ, Hai dòng sữa mẹ...
Khó khăn của bà lại càng chồng chất khi đoàn Huỳnh Long giải thể. Cùng một số nghệ sĩ “gom bi” về đình Nhơn Hòa (29 Cô Giang, quận 1), lúc đó bà đã 60 tuổi. Cũng phông màn, áo mão xiêm y nhưng chủ yếu “gánh hát rong” chỉ “sáng đèn” vào những lễ hội cúng đình.
Được nghệ sĩ Kim Phượng giao trông coi phục trang và chịu trách nhiệm lau dọn bàn thờ Tổ nghiệp. Ngày nào bà cũng van vái sao cho có nhiều đơn vị đến thuê phục trang, vì đó là nguồn thu nhập chính của bà (ủi phục trang và mặc cho nghệ sĩ được 100.000 đ/đêm diễn).
Số tiền đó bà chắt mót dành dụm để phụ người con trai (bà có 7 người con, bốn đã mất) lo hai bữa cơm trong gia đình và trả tiền mướn nhà tại cầu kinh Tẻ, quận 7. Còn như những ngày “lúa”, đêm đêm lầm lũi, đồng hành cùng với cái bóng liêu xiêu, bà lê chân trở về căn nhà thuê mà lòng quặn đau còn hơn...bị “ thúi hẻo”!
Đến với điện ảnh khi mới tập tểnh đảm nhận vai mụ phù thủy lần đầu tiên trong phim Cô gái trên cây chổi do Mạc Can giới thiệu. Cái dáng khắc khổ, nghèo “bẩm sinh” của bà rất thích hợp để vào vai các nhân vật có hoàn cảnh bi đát, sống tận cùng dưới đáy xã hội đã được các đạo diễn chú ý. Và bà đã không phụ lòng họ qua hàng loạt các phim bà đã góp mặt.
“Vai diễn và cuộc đời của cô hầu như cũng chỉ là một, cũng chẳng khác nhau là mấy. Có chăng là cái kết trong phim thì luôn có hậu, còn cuộc đời cô thì... Không biết ngày sau sẽ ra sao khi hiện tại, hàng tháng cô vẫn ngửa tay nhận gạo trợ cấp cho nghệ sĩ nghèo của Hội ái hữu nghệ sĩ Thành phố”. Bà tâm sự và nở nụ cười thật tươi trong khi hai hàng nước mắt đang lăn dài trên gương mặt già nua khắc khổ...
Tuổi Trẻ Cười số 430 (15-06-2011) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận