![]() |
Ảnh minh họa |
Kiểu người này khá phổ biến nơi công sở, đặc biệt ở những nơi môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn ứng xử với kiểu đồng nghiệp xấu tính này:
Phớt lờ: Kiểu đồng nghiệp này hay có những hành động “đâm sau lưng” nhưng họ chưa chắc là những người không biết làm việc. Do vậy bạn chỉ cần phớt lờ những tính xấu của họ và cư xử như cách mà anh/cô ấy đối xử bề ngoài với bạn.
Thể hiện rõ quan điểm: Bạn và đồng nghiệp A vừa làm việc rất ăn ý, hòa thuận và mỗi người đã đảm nhận thành công một nửa vai trò của mình, nhưng A lại "rêu rao" rằng bạn không làm gì cả và dự án do một mình anh/cô ta lo liệu. Trong trường hợp này, một cuộc nói chuyện riêng và thẳng thắn là lựa chọn tối ưu.
Bạn hãy nói cho A biết cảm giác của mình khi nghe những lời nói trên, nhưng cho đó chỉ là sự hiểu nhầm. Mục đích chính của cuộc nói chuyện là để A hiểu rằng bạn đã biết rõ A là người thế nào, bạn không phải người dễ bị lừa và những hành động như vậy không nên lặp lại.
Làm rõ vai trò công việc của từng người: Khi làm việc với kiểu người "hai mặt", bạn nên lập danh sách các việc cần làm và chia đều cho mỗi người sao cho cả hai đều thoải mái với phần việc được giao. Nên có giấy tờ bàn giao công việc và sẽ càng tốt hơn nếu có người thứ ba chứng kiến việc bàn giao này.
Xử sự chuyên nghiệp: Nếu phát hiện mình bị một đồng nghiệp chơi xấu, bạn cần bình tĩnh và nghĩ cách phòng vệ thay vì nóng giận, bởi điều này dễ khiến hình ảnh của bạn xấu đi nơi công sở.
Cách tốt nhất để cho kẻ “hai mặt” này sợ và tránh xa bạn là vui vẻ hợp tác làm việc trong bất cứ tình huống nào và cho thấy tài năng và sự chuyên nghiệp của bạn khi thực hiện công việc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận