Giáo sư Phan Huy Lê:
Phóng to |
Phóng to |
Giáo sư Phan Huy Lê - Ảnh: Việt Dũng |
Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản văn hóa thế giới
Quá trình xây dựng hồ sơ thực sự không dễ dàng. Hồ sơ này càng khó hơn vì di tích trên mặt đất cũng không có nhiều và thật ra giá trị của nó cũng không lớn. Giá trị chủ yếu của khu di tích này là di tích khảo cổ học, tức là di tích trong lòng đất.
UNESCO đánh giá rất cao giá trị của di sản với bề dày 13 thế kỷ liên tục của một trung tâm quyền lực, Hoàng Thành Thăng Long cũng là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử một dân tộc, trong khu vực và trên thế giới. Khi gửi hồ sơ đi, chúng tôi khá yên tâm cho rằng Hoàng thành Thăng Long chắc chắn được công nhận.
Tuy nhiên đến tháng 6-2010, chúng ta nhận được một thông báo của ICOMOS (tổ chức chuyên môn độc lập xem xét các hồ sơ ứng cử di sản văn hóa của UNESCO) nêu lên rất nhiều vấn đề để đi tới 1 kết luận là khu di sản này dù có giá trị rất cao nhưng chưa hoàn chỉnh về phương diện nghiên cứu cũng như bảo vệ nên cần phải hoãn lại.
Ủy ban Di sản Thế giới xếp hạng di sản theo 4 loại: I (được đăng ký ngay), R (lui lại), D (hoãn lại) và loại cuối cùng là loại bỏ. Khi đó chúng tôi đang hi vọng là loại I nhưng cuối cùng chỉ được xếp loại D. Đó là 1 kết luận gây kinh ngạc! Không ngờ tại sao họ lại đi đến kết luận như vậy khi mà trước đó họ không hề đòi hỏi chúng ta bổ sung bất cứ điều gì.
Lý do họ đưa ra là di sản này quá nhỏ, tất cả chỉ có 18 ha. Họ yêu cầu chúng ta mở rộng thêm, đưa các hệ thống phòng thủ như Hoàng Thành Thăng Long, rồi La Thành rồi một số dấu tích thủy văn của sông Tô Lịch vào.
Phóng to |
Các bạn trẻ chụp ảnh tại cổng Đoan Môn thuộc khu di tích Hoàng thành Thăng Long ngày 1-8 - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Du khách tham quan khu vực được bảo tồn dưới cổng Đoan Môn thuộc di tích Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Việt Dũng |
Phóng to |
Người dân tham quan điện Kính Thiên trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Ảnh: Việt Dũng |
Hơn nữa, UNESCO cũng yêu cầu mở rộng phạm vi khai quật vì theo họ chừng đó chưa đủ, nhất là bên Thành cổ. Về phương diện quản lý họ cũng đưa ra một số yêu cầu mà tôi cho rằng rất hợp lý.
Họ biết rằng khu di sản này cho đến lúc làm hồ sơ vẫn chưa có sự thống nhất về quản lý. Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng vẫn chiếm lĩnh một bộ phận, văn phòng quốc hội vẫn chưa trả hết. Có tới 23 hộ dân vẫn sống trong khu di sản, đó là một điều không thể chấp nhận đối với một di sản thế giới.
Hồ sơ của chúng ta đã bị ICOMOS xếp vào loại D, chúng ta lại muốn đưa lên loại I, tức là công nhận ngay, nghĩa là lật ngược hai cấp. Chuyện này đã có tiền lệ nhưng không nhiều. Muốn đạt mục tiêu này, trên cơ sở khoa học là nền tảng nhưng phải vận động, vận động các nước, các chuyên gia, các đoàn tham gia hội nghị UNESCO… Cũng có những đoàn ủng hộ, có nước băn khoăn, cá biệt có những nước phản đối vì theo họ ICOMOS đã kết luận vậy thì không thể can thiệp.
Nhưng đến sáng nay (theo giờ Việt Nam) thì Hoàng Thành Thăng Long đã trở thành di sản thế giới. Và nguyên tắc bỏ phiếu công nhận di sản thế giới phải được 2/3 các nước thành viên đồng tình (14/21) và cuối cùng khi bỏ phiếu chúng ta được hơn 14/21.
Cũng trong phiên họp vừa rồi của UNESCO, một di sản của Đức vừa bị gạt ra khỏi danh sách di sản thế giới. Lý do mà họ đưa ra là không gian của di sản đã bị phá vỡ. Câu chuyện này đặt ra một vấn đề cho di sản mới công nhận là chúng ta phải giữ gìn Hoàng Thành Thăng Long - một di sản nằm ngay trong trung tâm thành phố như thế nào để không gian của nó không bị phá vỡ và câu chuyện bị gạt ra khỏi danh sách không xảy ở Việt Nam.
Trong phiên họp vừa rồi cũng có một số di sản của các nước bị xếp vào loại có nguy cơ bị phá vỡ không gian. Các nước phải cam kết với UNESCO sẽ có những biện pháp thích hợp để bảo đảm tính nguyên gốc của di sản. Chúng ta đương nhiên cũng phải thực hiện sự cam kết đó thôi. Và tôi nghĩ rằng chúng ta làm được. Tất nhiên là phải có sự động thuận cao. Họ cũng lưu ý chúng ta về những mối ảnh hưởng trực tiếp. Họ cũng lo lắng đến sự phát triển hạ tầng xung quanh tác động đến sự an toàn của di sản. Vì tầng di sản của chúng ta chỉ sâu 5m thôi.
Đào xuống 1m đã nhìn thấy hiện vật và sâu xuống khoảng 4m, tối đa là 5m. Như vậy di sản nằm hoàn toàn tầng trên của lớp đất. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố của lịch sử và sự phát triển của xã hội. Phải làm thế nào đó để Ba Đình vừa là trung tâm chính trị của cả nước cũng là một địa chỉ minh chứng cho lịch sử hàng nghìn năm.
Việc các di sản của Việt Nam liên tiếp được công nhận là di sản thế giới. Công việc bảo tồn theo những tiêu chí của UNESCO liệu có quá sức đối với Việt Nam?
Thực tế, Việt Nam không phải là nước có nhiều di sản được UNESCO công nhận, cái nào xứng đáng thì chúng ta phải làm hồ sơ và gửi đi. Đó là một vinh dự cho chúng ta. Tuy nhiên, cũng nên tránh cái gọi là “hội chứng di sản”, nhà nhà đua nhau viết hồ sơ đề nghị công nhận.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận