Phóng to |
Anh có mặt trong khoảng 500 vở kịch, ngắn dài; cùng 70 bộ phim truyện. Với mái tóc dài cột đuôi ngựa nhìn rất bụi, anh vẫn còn “sung” như thời trai trẻ tuy rằng anh đã mấp mé cái tuổi lục tuần. Anh là Nguyễn Châu. Khi gặp anh để “đặt vấn đề viết báo”, anh rất ngạc nhiên: “Đây là đầu tiên có nhà báo định viết về tui nha!”. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Vốn là nhân viên kế toán của công ty Vật liệu Xây dựng thuộc Sở Thương nghiệp thành phố và là thành viên tích cực của đội văn nghệ quần chúng trong cơ quan. Rất “máu với văn nghệ văn gừng” nên khi câu lạc bộ Lao Động tuyển sinh khóa biên kịch và dàn dựng sân khấu (1978), anh liền ghi danh học.
Sau 3 năm mài “quần”, anh đã tích góp một số vốn cơ bản về biên kịch và dàn dựng, và đội văn nghệ của cơ quan chính là nơi anh thể hiện những kiến thức đã thu thập được. Không chỉ thể hiện những gì đã học, anh còn “thêm mắm dặm muối” nhiều cái hay, lạ trong các tiết mục của đội văn nghệ nhà mỗi khi ra quân thi thố.
Từ tấm huy chương vàng đầu tiên giành được từ Hội diễn Văn nghệ Quần chúng toàn thành năm 1981 cho đội văn nghệ cơ quan đã trở thành động lực thôi thúc anh ra sức đầu tư, “xuất chiêu” nhiều hơn. Công sức của anh được bù đắp bằng hàng loạt huy chương vào những năm sau đó. Đó là huy chương vàng, huy chương bạc do Bộ Văn hóa - Thông tin tặng trong Hội thi Văn nghệ Quần chúng và Liên hoan Đội tuyên truyền Văn hóa các tuyến biên giới khu vực 1 vào các năm 1983, 1985 và 1996.
Những tưởng anh sẽ chỉ là “ngôi sao” trong làng văn nghệ quần chúng cho đến khi không làm được nữa. Duyên sân khấu đã đến với anh khi đạo diễn Thế Ngữ mời cộng tác với chương trình Trong nhà ngoài phố. Sự chịu khó và vai nào cũng “chơi” được của anh khi tham gia chương trình này trong suốt 10 năm (1984 đến 1995) đã tạo dấu ấn trong lòng khán giả màn ảnh nhỏ.
Từ chương trình này, cái tên Nguyễn Châu đồng thời xuất hiện tại các điểm tấu hài. Anh cùng các nghệ sĩ Duy Phương, Phú Quý, Nguyễn Dương, Thu Tuyết, Văn Chung, Hồng Vân, Lê Vũ Cầu... “quậy búa xua” mang tiếng cười đến cho mọi người.
Giữa thập niên 1990 của thế kỷ 20, khi phong trào phim nhiều tập của các đài truyền hình nở rộ như bắp rang bơ, anh cũng không thể đứng ngó! “Bản thân tui không thể nào ‘quăng cục lơ’ với môn nghệ thuật thứ bảy này. Làm nghề thì phải sống chết với nghề cho dù diễn kịch hay đi đóng phim vì ‘nó’ chính là cái cần câu... cơm!
Chọn đóng phim không hẳn là xa rời kịch nói, bi giờ tuy không thường xuyên xuất hiện trên truyền hình, nhưng hễ có vai diễn là sẽ thấy tui ngay... Cái hạnh phúc lớn nhất trong đời một diễn viên là được khán giả mến mộ và được mấy cha đạo diễn không chê mình già, chưa “quá đát” để mình còn được dịp đi du lịch đây đó khi nhận vai diễn.” - Anh nói và cười khà khà đầy vẻ hài lòng.
BÀ TÁM
Tuổi Trẻ Cười số 422 (15-02-2011) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận