04/10/2008 07:00 GMT+7

Tuyên thệ thân!

KIỀU VĂN
KIỀU VĂN

TTC - Một người bà con của vợ thái sư Trần Thủ Độ thấy nhiều bà con thân thích trong họ nhà Trần đều được ban chức này tước nọ, rất là mát mặt với thiên hạ, còn riêng mình thì đến nay vẫn... suôn cành cộc, chẳng có một tí chức tước gì giắt cạp quần cả! Chú ta lấy làm buồn bực về cái sự vô lý của cuộc đời, bèn vặt đầu vặt tai nói khó với bà vợ của thái sư để bà xin chồng ban cho chú ta cái chức “câu đương”(*) câu điếc gì đó cũng được…

koAwgTDw.jpgPhóng to
TTC - Một người bà con của vợ thái sư Trần Thủ Độ thấy nhiều bà con thân thích trong họ nhà Trần đều được ban chức này tước nọ, rất là mát mặt với thiên hạ, còn riêng mình thì đến nay vẫn... suôn cành cộc, chẳng có một tí chức tước gì giắt cạp quần cả! Chú ta lấy làm buồn bực về cái sự vô lý của cuộc đời, bèn vặt đầu vặt tai nói khó với bà vợ của thái sư để bà xin chồng ban cho chú ta cái chức “câu đương”(*) câu điếc gì đó cũng được…

Bà thái sư nể lời người bà con, vả lại hắn chỉ xin một cái chức rất là “cò con”, tưởng cũng không quá lắm, bà bèn lựa lời nói với chồng để ý chiếu cố hắn nhân dịp ông về xem xét dân tình ở nguyên quán Thiên Trường (Nam Định).

Trần Thủ Độ về địa phương kiểm tra xem xét mọi việc công, thưởng phạt xong xuôi rồi mới nghĩ đến tên “người nhà” nọ. Qua kiểm tra tại chỗ, ông biết gã này chưa hề làm được một việc gì gọi là công ích với làng xóm, ông gọi hắn lại bảo:

- Ta được Linh Từ quốc mẫu cho biết nhà ngươi muốn xin chức “câu đương” phải không?

- Dạ phải ạ, xin đội ơn thái sư!

Trần Thủ Độ nghiêm nét mặt nói:

- Hãy khoan. Câu đương là một chức nhỏ, ta chẳng hẹp gì với ngươi đâu. Nhưng phép nước phải rõ ràng minh bạch. Chức phận to hay nhỏ đều do công trạng mà nên. Nhà ngươi xưa nay chưa có công trạng gì, nay tự dưng ta ban chức cho nhà ngươi thì vô lý, mà nếu ta không ban thì ta cũng áy náy…

Tên người nhà tưởng bở vội chắp tay lạy lấy lạy để:

- Dạ dạ, thái sư thương cho như thế, con xin đội ơn thái sư vạn bội ạ!

Thủ Độ mặt lạnh như tiền nói:

- Bây giờ có một cách: Ta ban cho ngươi chức câu đương nhưng phải kèm theo một việc, để mọi người biết quan gia là người công bằng không thiên vị.

Nhà ngươi cũng có thêm một kỷ niệm lưu lại suốt đời! Tên người nhà hồi hộp quá vội hỏi:

- Dạ, thưa thái sư cứ dạy, dù khó đến đâu con cũng xin vâng!

Thủ Độ điềm nhiên nói:

- Ta sẽ cho chặt một ngón chân của ngươi đi, coi như đó là cách ngươi tuyên thệ từ nay sẽ xả thân làm chức “câu đương” cũng như sẽ lập nhiều công trạng khác! Dứt lời, Trần Thủ Độ cho gọi ngay tên lính xưa nay vẫn làm đao phủ vào chuẩn bị hành sự.

Tên người nhà bỗng giật bắn mình chợt nghĩ xưa nay mình ăn cắp không phải, ăn trộm thì không, tự dưng lại bị lôi ra chặt một ngón chân rước vạ vào thân, bèn quì sụp xuống lạy rối rít:

- Xin thái sư tha cho! Con không dám nhận chức “câu đương” nữa ạ!

KIỀU VĂN

(*): Một chức dịch nhỏ coi trật tự an ninh ở làng xã.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

PKbU7wHE.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 365 (ra ngày 1-10-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

KIỀU VĂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên