22/12/2004 16:06 GMT+7

Tuyển sinh 2005: nhiều thay đổi?

NGUYỄN PHAN
NGUYỄN PHAN

TTO - Sáng 22-12-2004, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức buổi họp Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2004 mở rộng, trực tuyến qua mạng và cầu truyền hình bàn về phương hướng tuyển sinh năm 2005.

jADsKfa7.jpgPhóng to
TS NGuyễn Đức Nghĩa đang phát biểu.
TTO - Sáng 22-12-2004, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức buổi họp Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2004 mở rộng, trực tuyến qua mạng và cầu truyền hình bàn về phương hướng tuyển sinh năm 2005.

Sự có mặt của Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển và nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho thấy buổi họp trực tuyến có cầu truyền hình này đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Phát biểu để hướng dẫn các vấn đề thảo luận, Thứ trưởng Bành Tiến Long đã đề nghị các đại biểu thảo luận ba vấn đề: Thứ nhất là tất cả các trường CĐ trung ương và địa phương đều không thi tuyển sinh mà căn cứ kết quả thi ĐH theo đề thi chung để xét tuyển. Thứ hai điểm sàn sẽ công bố trước kì thi để thí sinh chủ động tự phân luồng và các trường chủ động trong khâu xét tuyển. Và cuối cùng, TS chỉ có nguyện vọng học tại các trường không thi tuyển sinh sẽ nộp hồ sơ đăng kí dự thi cho chính trường có nguyện vọng học để các trường này gửi dự thi tại trường ĐH có cùng khối thi, HS các lớp chuyên sẽ hưởng ưu tiên theo khu vực theo nơi học và nơi tốt nghiệp THPT chứ không theo hộ khẩu.

Nóng bỏng điểm sàn

PGS.TS Nguyễn Chu Hùng, Trưởng Ban đào tạo ĐHQG TP.HCM băn khoăn: "Mặc dù điểm sàn công bố trước vẫn có nhiều ý kiến ủng hộ, nhưng theo ý kiến chúng tôi thì điểm sàn nên đưa ra sau khi có tổng kết điểm thi của từng năm. Điểm sàn đưa ra trước có ảnh hưởng tương đối cao và ảnh hưởng đến các trường ĐH".

TS Hùng nói: "Dư luận và báo chí đề cập đến các trường xé rào nhận dưới sàn trong tuyển sinh 2004, Bộ có tập hợp được hay không, xử lý như thế nào mà trong báo cáo của Bộ lại không được đề cập?". TS Nguyễn Dũng (ĐHDL Văn Lang) bày tỏ sự lo lắng cho các trường dân lập phía Nam trước dự kiến điểm sàn ĐH 15, điểm sàn CĐ 12: "Phía Nam nguồn tuyển sinh của các trường dân lập rất thấp, vì lượng TS có điểm thi trên sàn rất ít, các trường tốp trên lấy hết, các trường xét tuyển rất khó khăn. Theo chúng tôi Bộ nên thận trọng vì nguồn tuyển sinh trên sàn của phía Nam cạn kiệt".

Trả lời TS Nguyễn Dũng về việc nhiều thí sinh phía Bắc đổ bộ vào phía Nam vì phía Bắc có điểm thi cao hơn, Thứ trưởng Bành Tiến Long đã đề nghị thảo luận có nên có hai điểm sàn khác nhau cho khu vực phiá Nam và phía Bắc không? Nếu hai điểm sàn cho hai miền và phiá Nam thấp hơn thì vẫn xuất hiện hiện tượng di chuyển từ Bắc vào Nam, thay vì di chuyển sau khi có điểm thi như 2004 thì tuyển sinh 2005 thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng kí dự thi vào phía Nam nhiều hơn vì có điểm sàn thấp hơn.

TS Bùi Mạnh Nhị (Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TP.HCM) thì nói thẳng: "Chỉ nên có một điểm sàn chung và không nên công bố trước, nó không khả thi vì chúng ta không biết đề thi như thế nào, trình độ thí sinh từng năm không giống nhau. Ra điểm sàn trước là tự gây khó cho chúng ta, theo tôi thời gian chấm 2/3 bài thi chúng ta có thể khảo sát và ra điểm sàn trong thời gian này, điểm sàn không nhất thiết là 15 điểm cho các khối và tuỳ từng khối mà có mức điểm khác nhau".

Logic hơn, TS Lâm Mai Long (Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kĩ thuật TP.HCM) phân tích "Nếu mục đích điểm sàn nhằm phân luồng những em HS phổ thông sau khi tốt nghiệp lựa chọn hệ thi thì nên công bố điểm sàn sớm. Nếu để giảm quy mô tuyển sinh và đỡ tốn kém cho xã hội thì tại sao điểm sàn là 15 hay 14 hay 16, tôi suy nghĩ thế này kì thi ĐH chỉ tiêu chỉ có 1/10 người thi thì khái niệm điểm trung bình không còn ý nghĩa, trung bình chỉ dành cho kì thi có cấp bằng như THPT, nghĩ theo quan điểm này thì phải chờ thi xong có

rzBIM8j4.jpgPhóng to
Đang xem cầu truyền hình

thống kê thì mới có điểm sàn. Tùy trường mức sàn cao đến mức thấp, làm sao có được con số 15 tròn trĩnh quá, đẹp quá! chỗ thầy Nguyễn An Ninh (Cục trưởng Cục Khảo thí-PV) phải ám ảnh làm sao ra đề phải có 40% đạt từ 15 điểm. Vậy để xác định mục tiêu phân luồng, giảm tải thì là 15 điểm và công bố trước, nếu xem xét những mục tiêu sau thì nên xem xét lại".

Đại biểu Phan Quang Xưng (ĐH Đà Nẵng) cũng đồng ý với ý kiến của Cục Trưởng Cục khảo thí Nguyễn An Ninh khi ông Ninh cho rằng "điểm sàn và đề thi, không phải là điều chỉnh hai cái đó cho phù hợp với nhau, mà phải dựa vào chuẩn, chuẩn quốc gia quy định như thế nào thì đề thi phải ra theo đúng chuẩn quốc gia về trình độ. Không phải kéo thước lại với người thấp và kéo ra đối với người cao. Sàn hay không? chuẩn đối với ĐH là 15 điểm tôi không gọi là điểm sàn mà gọi là trung bình, phổ thông cũng quy định như thế, nếu không đạt thì làm sao mà học. Còn sàn cho CĐ theo tôi thì từ từ và chờ thống kê".

Tiền nộp hồ sơ và lệ phí: Nộp một lần!

Một vấn đề nữa được các đại biểu mổ xẻ tường tận là TS chỉ có nguyện vọng học tại các trường không thi tuyển sinh, sẽ nộp hồ sơ đăng kí dự thi cho chính trường có nguyện vọng học để các trường này gửi dự thi tại trường ĐH có cùng khối thi. Theo GS. TS Nguyễn Văn Bính thì nếu như các trường không tổ chức thi mà chuyển chậm danh sách thì rất là phiền phúc vì đã lên danh sách phòng thi theo anphabê rồi. Các trường kia chỉ gửi danh sách là trích ngang lỡ TS báo có sai sót thì chúng tôi lấy gì căn cứ vào đâu mà chỉnh sửa" Còn TS Nguyễn Dũng cũng đề nghị "nên làm như năm ngoái vì "Quá trình làm các em phải chỉnh sửa rất nhiều, nếu muốn chỉnh sửa TS phải liên lạc một lúc với 2 trường".

Nhưng quan điểm ngược lại, của TS Nguyễn Đức Nghĩa (Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM) là việc đăng kí như thế: "có lợi cho TS, vì TS được xét theo nguyện vọng 1", được Thứ trưởng Long ủng hộ và đề nghị các trường "giải quyết mối quan hệ trong trường tổ chức thi và không tổ chức thi".

Một vấn đề nữa được đa phần các đại biểu đều đồngý với nhau là lệ phí nộp hồ sơ đăng kí dự thi và lệ phí dự thi quá thấp, đề nghị tăng. Thứ Trưởng Long trả lời ngay: "Tăng không được, tôi đã có quá nhiều kinh nghiệm trong việ đề nghị tăng lệ phí rồi, khó lắm!". TS Bùi Mạnh Nhị đề nghị: "Lệ phí tuyển sinh không nên tăng, mà thay vào đó là nộp lệ phí và và tiền hồ sơ 1 lần, như vậy lại được giảm ảo", và Thứ trưởng Long đã đề nghị ban thư kí ghi nhận ngay.

Những điểm mới dự kiến sẽ được sẽ áp dụng trong tuyển sinh 2005

- Bỏ quy định hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú đối với học sinh các lớp chuyên. Đối tượng nói trên hưởng ưu tiên khu vực tại nơi học và tốt nghiệp THPT hoặc tương đương như các TS khác.

- Những trường không tổ chức thi tuyển sinh nhưng có TS đăng ký học theo nguyện vọng 1 tại trường mình thì nhận hồ sơ và lệ phí ĐKDT của những TS này, sau đó thoả thuận gửi TS dự thi tại những trường ĐH có cùng khối thi. Trường không thi tuyển sinh gán số báo danh cho từng thí sinh rồi chuyển dữ liệu ĐKDT cho các trường tổ chức thi và gửi giấy báo dự thi cho thí sinh.

- Điểm sàn công bố trước kì thi, ĐH: 15 điểm, CĐ; 12 điểm. Mỗi khu vực cách nhau 0,5 điểm đối tượng cách nhau 1 điểm.

- Lệ phí đăng kí dự thi và lệ phí thi nộp một lần.

- CĐ trung ương và địa phương đều không thi tuyển sinh mà căn cứ kết quả thi ĐH theo đề thi chung để xét tuyển.

NGUYỄN PHAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên