Các phim tiếp theo được chiếu từ nay đến 2-6 (trừ ngày chủ nhật) là: Ninotchka, Thiên đường có thể đợi, Cái quạt của quý bà Windermere (phim câm), Thiết kế cho cuộc sống, Tồn tại hay không tồn tại, Cửa hàng nơi góc phố. Tất cả các bộ phim này được sản xuất trong khoảng thời gian từ 1932 – 1943, các phim chiếu bằng tiếng Anh, có phiên dịch tiếng Việt qua tai nghe.
![]() |
Đạo diễn Ernst Lubitsch (1892 - 1947) |
Tuần lễ phim được thực hiện dưới sự bảo trợ của Viện Goethe Hà Nội, vé miễn phí có tại Viện Goethe (56 – 58 Nguyễn Thái Học) và Hanoi Cinémathèque.
Lubitsch, cùng với Friedrich Wilhelm Murnau và Fritz Lang, được giới điện ảnh quốc tế đánh giá là chòm 3 sao tinh tú của phim câm Đức và là các đạo diễn Đức bậc thầy trong thời kỳ đầu của Hollywood.
Lubitsch sinh tại Berlin, khi rời Đức đến Mỹ vào năm 1922, ông đã là một nhà làm phim nổi tiếng. Và ngay lập tức ông nổi tiếng tại Mỹ với những bộ phim hài của mình.
Phim của Lubitsch được đánh giá rất cao với những lời thoại dí dỏm, châm biếm và các tình huống thường ác tâm kỳ dị, mang đậm “phong cách Lubitsch”. Phong cách Lubitsch cũng chính là sự khéo léo tài tình pha trộn sự vờ vịt rất Mỹ với những châm biếm ẩn ý mà trí tuệ và học thức của công chúng đòi hỏi. Những bộ phim yêu thích của Lubitsch là những cánh cửa – những cánh cửa đóng đậy tất cả, chúng có thể hé mở đôi điều hoặc đem lại những bất ngờ không lường trước.
Lubitsch đã ba lần được đề cử giải Oscar, trước khi ông chính thức được nhận giải này vào năm 1947. Vài tháng sau đó ông chết vì một cơn đau tim ở tuổi 55. Có thể nói, trong số các đạo diễn Trung Âu đến Hollywood, ông là đạo diễn để lại nhiều tác phẩm nhất cho nhân loại, gồm: 38 bộ phim Đức và 29 bộ phim Mỹ, trong khoảng thời gian từ 1914 tới 1947. Với tuần lễ phim này, Viện Goethe Hà Nội và Hanoi Cinémathèque giới thiệu bảy bộ phim hài hay nhất của ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận