17/06/2010 06:40 GMT+7

Tự vi tiếng lóng

T.Đ.
T.Đ.

TTC - * CỬA: phần, chỗ... Chữ này rất phổ biến hiện nay. Là danh từ nhưng không phải nói về cửa trước, cửa sau, cửa sổ hay cửa toa-lét... mà được dùng trong những trường hợp bày tỏ một thái độ chối từ, không hài lòng. Ví dụ: “Chuyện đó mày làm gì có cửa!”, “Cửa đó không phải dành cho mày!”.

qQwInsmF.jpgPhóng to

DUNG LÊ (TP.HCM)

* LUỘC: Đánh, đấm, đâm, chém, ăn cắp... Đó là từ của cánh giang hồ, hễ thấy đối tượng nào “thấy ghét” là tập họp chiến hữu “luộc” ngay. Thấy đồ ai để hở thì “luộc”. Khi “luộc” phải hàng giả, kẻ cắp quay lại ném món đồ vào mặt khổ chủ, thậm chí còn đòi “luộc” người ta luôn.

NƯỚC XANH (Trà Vinh)

* NỔ: Là động từ; khi một vật nổ thì phát ra tiếng động rất mạnh, có thể gây nguy hại. Thí dụ: Bom nổ, mìn nổ làm chết người. Trở thành tiếng lóng, “nổ” vẫn là động từ, chỉ sự nói to, nói nhiều (nói tía lia) để nhận xét, phê phán, chê bai người khác, hay sự việc, hiện tượng nào đó; “nổ” còn có ý khoe khoang, khoác lác thái quá. Người “nổ” có khi “nổ” đúng, có khi “nổ” sai. Người hay “nổ” thì tên riêng được kèm theo từ “nổ”.

LÊ THỊ HỒNG CHÂU (Nha Trang)

* CƠM VÀ PHỞ: Cơm là vợ, phở là bồ bịch, bồ nhí, vợ nhỏ. Ví vợ là cơm vì cơm là món ăn thường ngày, còn phở thì thỉnh thoảng mới chén 1 bữa. Nói thèm phở, thích phở nghĩa là nói đến tình trạng ngoại tình của đàn ông. Giang hồ có câu thiệu “Sáng chở cơm đi ăn phở, trưa chở phở đi ăn cơm, chiều phở về nhà phở, cơm về nhà cơm, ta đi nhậu, tối về ôm cơm nhớ phở...!”.

kXCXVTVC.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 406 ra ngày 15-6-2010hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

T.Đ.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên