11/03/2005 00:30 GMT+7

Tự trắc nghiệm để chọn ngành, chọn trường

TRẦN TRỌNG MIÊNG (sưu tầm và giới thiệu)
TRẦN TRỌNG MIÊNG (sưu tầm và giới thiệu)

TT - Có HS đến hỏi tôi: “Năm nay em thi ĐH Khoa học tự nhiên có được không?”. Tôi phải hỏi lại: “Em thi trường đó mà vào ngành gì?”. Em nói: “Nghe tên trường hay hay muốn thi thôi”.

vjik9yKJ.jpgPhóng to
Thầy Trần Trọng Miêng tư vấn tuyển sinh ĐH, CĐ 2005 tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM sáng 6-3-2005 - Ảnh: Như Hùng

Lúc 20 giờ 15 ngày 9-3-2005, cơn tai biến mạch máu não đã cướp đi cuộc sống của thầy Trần Trọng Miêng (sinh 1936), nguyên phó chánh Văn phòng 2 Bộ GD-ĐT, chuyên viên tư vấn tuyển sinh, một cộng tác viên thân thiết của trang Giáo dục - khoa học báo Tuổi Trẻ hàng chục năm qua. Thầy Trần Trọng Miêng sẽ được an táng tại quê nhà, xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, động quan lúc 7 giờ ngày 11-3-2005. Nhóm phóng viên Ban giáo dục - khoa học báo Tuổi Trẻ xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình thầy Trần Trọng Miêng.

Có em nói: “Em xin thi Bách khoa vì gần hết lớp của em thi vào đó, em không thi mà đi nơi khác buồn chết”. Có em nói “bồ” em thi trường y nên em cũng thi trường y... Có đến 1.001 cách chọn ngành, trường.

Tôi thấy cần viết bài này để hướng dẫn các em - cũng may là tôi vừa “cóp” được tài liệu của các thầy cô đi tu nghiệp quản lý giáo dục nước ngoài về, cũng như xem được tài liệu hướng dẫn tự khám phá sở thích trong “quảng bá” tuyển sinh của ĐH Mở-bán công TP.HCM.

Tôi xin phép được đơn giản hóa và Việt hóa tài liệu đó để giúp các thí sinh tự trắc nghiệm, tìm sở thích nghề nghiệp của cá nhân mình. Quá trình này có ba bước như dưới đây:

Bước thứ nhất: các em tự điền vào sáu phiếu “tự khám phá sở thích” A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của em ở hướng đó. Cách điền: đọc từng mục tự khám phá (1 đến 9 ), đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5.

Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm. Mức 1: rất thấp = 1 điểm, mức 2: thấp = 2 điểm, mức 3: vừa = 3 điểm, mức 4: cao = 4 điểm, mức 5: rất cao = 5 điểm.

Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của em, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau:

rkidQ736.jpgPhóng toPhiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao...

lJ32j5Ig.jpgPhóng toPhiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học...

R61wCIci.jpgPhóng toPhiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình..., điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa...

oziTgCHd.jpgPhóng toPhiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác... Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội...

mAcARQ9z.jpgPhóng toPhiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo... Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing...

KK5SKCwg.jpgPhóng toPhiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán…

Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào (phiếu có điểm cao nhất) và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó. Lúc bấy giờ phải tự xác định học lực của mình. Nếu loại khá, giỏi thì chọn trường “top trên” - điểm chuẩn trên dưới 20, như bách khoa, tự nhiên; nếu tự nhận học lực trung bình khá hoặc khá thì có thể chọn trường “top giữa” (điểm chuẩn 16 trở lên) như giao thông vận tải, nông lâm, bưu chính viễn thông...; nếu học lực trung bình, trung bình khá thì chọn trường ngang bằng điểm sàn, như các trường dân lập, bán công hoặc đăng ký vào trường cao đẳng, THCN thì “bảo đảm” hơn.

Trên đây là cách chọn ngành nghề, chọn trường theo lý thuyết. Ngoài ra, sau khi tìm được nhóm sở thích còn phải cân nhắc các mặt: ngành nghề đó về quê hương xứ sở có thể “dụng võ” được không; ngành nghề đó có phù hợp giới tính, sức khỏe bản thân, trường đó học phí cao không, có học bổng, ký túc xá không; phương tiện đi lại đối với bản thân có trở ngại không... Như vậy, phải suy tính, tham khảo ý kiến gia đình, không thể thích chạy theo bạn bè rủ rê cho vui hay theo phong trào.

Mong những tư liệu trên và những lời khuyên này có thể giúp các bạn thí sinh trong những ngày “mò mẫm khổ sở” để tìm lối “vượt vũ môn”. Chúc các bạn toại nguyện trong chọn ngành, trường và thắng lợi trong mùa thi.

TRẦN TRỌNG MIÊNG (sưu tầm và giới thiệu)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên