Bài văn gây xôn xao cư dân mạngNhững lời cảm ơn cho một bài vănGặp tác giả bài văn gây xôn xao cư dân mạngHà Minh Ngọc - tác giả bài văn gây xôn xao: Đề văn đã gây hứng thú cho em!
Thông qua học văn, qua các bài văn phải khơi gợi cảm xúc của con người, của học sinh, hướng tới những cái hay, cái đẹp của cuộc sống. Một điều lạ nữa mà tôi thấy qua bài văn này là làm sao một em nhỏ còn có thể nhận ra được những ý nghĩa đích thực của thành công và qua đó, phần nào là những ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Trong khi bao nhiêu người lớn, học hành rồi, “lớn” rồi mà vẫn chìm đắm, u mê với cái vỏ hào nhoáng của sự thành công, thành đạt.
Hãy nhìn những bệnh thành tích trong giáo dục, bệnh thành tích trong các báo cáo của các cơ quan Nhà nước. Rồi các loại bằng cấp theo kiểu “học giả bằng thật”. Các bản nhạc “đạo”, văn “đạo”, luận án “đạo”. Rộng ra chút nữa, cái thói tham ô, tham nhũng trong xã hội, không dừng lại ở chỗ tăng thêm thu nhập để bù vào lương, mà phải vơ vét “càng nhiều càng tốt” để rồi sắm xe xịn, xài sang... đều là nhằm thể hiện TA LÀ NGƯỜI THÀNH ĐẠT của vô số “người lớn” - theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thành đạt bất chấp đạo lý, hủy hoại nhân văn, đó cũng chính là mặt trái nguy hiểm của sự thành công. Cho nên, bài văn này còn mang một ý nghĩa thời sự, mang tính cảnh tỉnh đối với xã hội của “người lớn” chúng ta. Đặc biệt là khi nó được viết bởi một đứa trẻ.
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
Tôi không có thói quen "public" cảm xúc của mình sau khi đọc một bài báo, càng chưa bao giờ rơi nước mắt vì một bài báo, nhưng hôm nay tôi đã "phá lệ" sau khi đọc bài văn của Ngọc. Tôi hiểu vì sao mình khóc. Đã nhiều lần tôi rất bức xúc vì chứng kiến những người bất mãn, chôn vùi cuộc đời mình trong bia rượu vì cho rằng mình không thành công trong danh vọng tiền tài, có những học sinh tự tử vì rớt một kỳ thi... Nhưng một em học sinh như Ngọc lại đủ trưởng thành để làm một cuộc "phản biện" cho tất cả những kẻ yếm thế.
Người ta có thói quen cổ vũ cho thành công trong danh vọng, tiền tài. Từ bé đã cho con vào trường chuyên, ép học hành để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, phải tốt nghiệp đại học, ra đời thì quen đánh giá bằng nhà cao cửa rộng. Chính tôi cũng nằm trong số đông đó mà thôi. Mấy ai, từ trong bản chất, tôn vinh giá trị tâm hồn? Không bằng ngôn từ cao xa, đao to búa lớn, chỉ bằng những ví dụ đơn giản, gần gũi, Ngọc đã cho chúng ta những giây phút tự nhìn lại mình, còn lại thì mỗi người sẽ có những "điều chỉnh" để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
BAO HANH
Cảm ơn Ngọc và cô giáo của bạn. Tôi sẽ giữ bài viết này cho bản thân và cho các con tôi như một lời nhắc nhở cho mình và cuộc sống sau này của các cháu. Giữa cuộc sống ồn ào và xô bồ thế này, có được những cô giáo như cô giáo của bạn, được gặp những suy nghĩ của bạn, là điều may mắn cho những người như tôi và các con tôi. Một lần nữa cảm ơn bạn và cô giáo của bạn. Chúc hai cô trò luôn thành công
Khi đọc xong bài viết của Ngọc, tôi như người tỉnh cơn mộng. Từ trước tới giờ tôi toàn nghĩ mình là người thất bại chưa tìm được con đường đích thực để dẫn đến thành công. Tôi sinh ra tại vùng đất Tây Nguyên màu mỡ trong một gia đình no ấm. Khi tốt nghiệp ĐH ra trường tôi cũng vấp phải không ít khó khăn, không xác định được phương hướng lựa chọn cho mình là trụ lại Thủ đô hay về vùng đất mình được sinh ra và lớn lên. Thế rồi tôi quyết định ở lại để tìm sự thành công. Hai năm ở lại thủ đô, tôi cũng tìm được việc làm tốt, thu nhập không cao nhưng cũng đảm bảo cho tôi một cuộc sống no đủ.
Nhưng có nhiều lúc tôi nghĩ khi con người sinh ra và lớn lên phải biết tôn trọng mảnh đất nơi mình được bố mẹ sinh ra, được giáo dục thành người. Thế là tôi từ bỏ công việc tốt của bản thân để về với mảnh đất cồng chiêng Tây Nguyên. Bạn bè người thân của tôi trách rằng sao đang có một công việc tốt ở Hà Nội lại phải về nơi xa xôi như vậy, họ nghĩ tôi là người thất bại, tôi cũng đồng quan điểm với họ. Cho đến khi đọc được bài viết của Ngọc. Tôi mới biết mình đã thành công và tôi mới thấu hiểu bản chất của thành công là khi ta làm một việc gì đó mang lại hạnh phúc cho gia đình, cho người dân, cho quê hương cho dân tộc.
Bài văn này xứng đáng được tuyên truyền rộng rãi vì đây chính là những bài "học làm người". Điều cảm động là tác giả của bài văn lại là một cô bé lớp 10. Qua bài văn này chúng ta thực sự có quyền hi vọng ở lớp trẻ, những thế hệ 9x sẽ xây dựng được một xã hội nhân văn đầy tình yêu thương. Vấn đề của chúng ta, những người lớn là hãy nhân rộng những ngọn lửa nhiệt huyết này. Có thể việc trải nghiệm cuộc sống của cô bé này thông qua thực tiễn và cả qua những gì đã được đọc, nhưng những kết quả của nhận thức như thế này thật đáng trân trọng và khuyến khích.
Tôi là một giáo viên PTTH ở TP.HCM. Đứng về góc độ một người đã giảng dạy học sinh PTTH nhiều năm, tôi có một vài nhận xét sau:
1. Ở lứa tuổi học sinh, về mặt tâm lý, các em có 1 nhu cầu xác định bản sắc riêng của cá nhân. Chúng thể hiện ở nhiều mặt, chẳng hạn như từ việc nắn nót chữ ký, soi gương chọn cách thể hiện riêng, tạo biệt danh, xây dựng những triết lý mới lạ hay định hướng giá trị bản thân. Các trạng thái bản sắc thể hiện trong bảng sau:
Tự chất vấn |
Không chất vấn | |
Thực hiện cam kết mới |
Bản sắc hình thành |
Bản sắc quá hạn |
Không cam kết gì cả |
Bản sắc khủng hoảng |
Bản sắc phân tán |
Học sinh từ việc chất vấn bản thân, liên hệ được với thực tế cuộc sống diễn ra và đi đến một cam kết thực hiện một cách nhìn hay lối sống cá nhân là đã xác định được một bản sắc riêng cho cá nhân (bản sắc hình thành), đó là một quá trình định hướng giá trị bản thân. Cũng như các giáo viên có tâm huyết cũng đã thường xuyên giảng dạy cho học sinh học văn là học làm người và học sinh cũng đã lấy các câu châm ngôn trong các bài văn hay sách vở đã học làm phương châm sống và học làm người. Chẳng hạn đó là những câu trong “Thép đã tôi thế đấy“, hay các câu nói của Bác Hồ về giáo dục thiếu niên nhi đồng… Đó chính là mục đích của các nhà giáo và xã hội chúng ta mong muốn.
2. Bài văn mà học sinh phân tích dựa trên một câu châm ngôn “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”.
Nếu chúng ta bình luận về câu nói này thì thật là dài. Tuy nhiên có thể nói đây là một cách nhìn nhận về cuộc sống về sự thất bại. Học sinh đã phân tích câu này dưới góc độ những thành côngtrong cuộc sống. Tôi lại nghĩ trong công việc người ta phải xác định các giá trị của bản thân mình có phù hợp với công việc hay không và để có hứng thú, hiệu quả. Còn để nói đến thành công thì phải có một quá trình phấn đấu không mệt mỏi và kết quả được mọi người công nhận.
Chẳng hạn để có thành công quảng bá thương hiệu cà phê Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Nam thì đó là một quá trình gian khổ tự khẳng định mình. Để gia nhập được vào WTO là cả một quá trình có sự đóng góp của nhiều người… Không thể có một thành công nào nếu không có sự cố gắng lâu dài.
Học sinh đã lấy ví dụ về phạm trù hạnh phúc của con người hơn là phạm trù thành công trong công việc.
P.T.T.H
Tôi cũng là dân chuyên văn ngày xưa. Đã 8 năm từ ngày tốt nghiệp tôi mới được đọc lại một "bài văn" chứa nhiều tâm tư đến vậy. Cảm ơn em, cô bé 15 tuổi đã giúp tôi có lại được niềm tin rằng vẫn còn những học sinh giỏi văn, yêu văn không theo khuôn sáo, không rập khuôn sách vở mà bằng tâm hồn, bằng kiến thức sâu rộng, bằng cách nhìn của những tâm hồn "văn chương". Theo quan điểm của tôi, văn không phải là sự lãng mạn đơn thuần, mà văn phải gắn với cuộc đời thực tại, không xa rời tình hình chính trị xã hội. Một học sinh giỏi (trong bất cứ lĩnh vực nào) không phải chỉ với sách vở mà là sự hiểu biết thế giới, cảm nhận xã hội và chiêm nghiệm cụôc đời. Tin rằng Ngọc sẽ là một học sinh giỏi, chúc em luôn cố gắng giữ được mình mãi có những suy nghĩ sâu sắc như đã có.
VO NGOC KHANH LINH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận