19/02/2004 07:38 GMT+7

Tự hào châu Phi

M.LÂM (Theo VOA)
M.LÂM (Theo VOA)

TT - Hơn một thập kỷ qua, các nghệ sĩ Angola gốc Bồ Đào Nha đã sử dụng âm nhạc, những điệu nhảy và truyện kể để giáo dục lớp trẻ Mỹ gốc Phi lòng tự hào về di sản dân tộc. Tháng 2-2004, nhân tháng lịch sử châu Phi tại Mỹ, những nỗ lực của các thầy cô ngoại khóa này càng đáng được ghi nhận.

RE3OTIUo.jpgPhóng to
Một ban nhạc trống dân tộc ở châu Phi trong một buổi trình diễn Liên hoan âm nhạc truyền thống ở châu Phi vào tháng 8-2003
TT - Hơn một thập kỷ qua, các nghệ sĩ Angola gốc Bồ Đào Nha đã sử dụng âm nhạc, những điệu nhảy và truyện kể để giáo dục lớp trẻ Mỹ gốc Phi lòng tự hào về di sản dân tộc. Tháng 2-2004, nhân tháng lịch sử châu Phi tại Mỹ, những nỗ lực của các thầy cô ngoại khóa này càng đáng được ghi nhận.

Thầy Julio Leitao, 38 tuổi, từng có tuổi thơ không mấy sáng sủa ở Angola, nơi cha thầy là một chính trị gia bị ám sát. Thầy đã kết hợp phương pháp dạy học của người châu Phi cổ để mở rộng tầm hiểu biết cho bọn trẻ về văn hóa đầy sức sống của châu Phi. Lũ trẻ đứa thì nhún nhảy, đứa thì uốn éo, trượt chân và vỗ tay theo bài hát truyền thống của vương quốc Congo một thời.

Bài hát là câu chuyện về một bà mẹ dạy cho các con những mẹo vặt an toàn trong ẩm thực khi phải sống nơi vùng đất hoang mạc khô cằn.“Đây là những kỹ thuật rất đơn giản, sử dụng hát - múa như là phương tiện thu hút sự chú ý của lũ trẻ, làm động cơ thúc đẩy chúng tìm tòi về quá khứ của cha ông”.

Thầy Leitao gặp các học trò nhỏ này trong chương trình ngoại khóa và thầy đã tình nguyện dạy các em 9-10 tuổi trong những trường công nghèo và đầy phức tạp ở New York, nơi chẳng có lấy nổi một chương trình nghệ thuật cho bọn nhỏ. Thầy tin rằng những kiến thức đó rất quan trọng để tạo nên cá tính mạnh mẽ không bị mất gốc. Bởi thế, các bài giảng của thầy tập trung vào việc buôn nô lệ và chủ nghĩa thực dân.

Còn thầy Edwidge Roumerm, người Haiti, cho biết các trò da đen và người Mỹ gốc Caribê đặc biệt thích học về cội nguồn dân tộc. “Điều duy nhất tôi làm là gieo mầm vào lớp trẻ để một ngày nào đó chúng tự nhận ra mình là ai. Thiết nghĩ, vấn đề chính cho chúng tôi cũng như cộng đồng chúng tôi ngày nay là nỗ lực giúp lớp trẻ nhận ra chính mình”.

Phần các học trò nhỏ, dù là người Mỹ gốc Phi, người nói tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, da trắng..., tất cả đều thích thú được học hát những bài tiếng Phi và nhảy những điệu nhảy sôi động, lúc nào cũng được lắc lư múa máy. Một em biểu lộ: “Em thích ghê lắm. Thậm chí về nhà mà em vẫn còn nhún nhảy, đến khi vào phòng tắm em luôn ngân nga mấy câu hát gagi-bu-gagi-beh”.

Thầy Leitao nói người châu Phi ở bất cứ đâu cũng nên tự hào về một nền văn hóa giàu truyền thống - nền văn hóa vẫn còn sống khỏe sau nhiều thế kỷ khó khăn thử thách. Thầy sẽ tận dụng kỷ nguyên của toàn cầu hóa để dạy trẻ em trên khắp thế giới vẻ đẹp và niềm vui thú được nhảy các điệu nhảy châu Phi.

M.LÂM (Theo VOA)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên