18/01/2004 00:00 GMT+7

Từ cõi trên nhìn xuống...

 ANH QUÝ (Theo NASA Earth Observatory)
 ANH QUÝ (Theo NASA Earth Observatory)

TTO - Nếu mọi thứ trên bầu trời là cõi trên, thì các vệ tinh, phi hành gia trên trạm không gian không khác gì những người quan sát từ cõi trên nhìn về trái đất. Những bức ảnh chụp từ không gian không chỉ cung cấp cho người hạ giới chúng ta những khung cảnh kỳ vĩ mà còn cho chúng ta thấy rõ tác hại ghê gớm của những chất thải vô hình mà con người gây ra cho hành tinh xanh.

GGQxf9qI.jpgPhóng to
Hoàng hôn trên toàn Thái Bình Dương - Ảnh chụp từ ISS
TTO - Nếu mọi thứ trên bầu trời là cõi trên, thì các vệ tinh, phi hành gia trên trạm không gian không khác gì những người quan sát từ cõi trên nhìn về trái đất. Những bức ảnh chụp từ không gian không chỉ cung cấp cho người hạ giới chúng ta những khung cảnh kỳ vĩ mà còn cho chúng ta thấy rõ tác hại ghê gớm của những chất thải vô hình mà con người gây ra cho hành tinh xanh.

Những góc nhìn ấn tượng

Đối với người sống trên mặt đất, phạm vi quan sát chỉ kéo dài trong bán kính 64 km. Thế nhưng đối với một phi hành gia, tầm mắt của họ có thể phóng xa tới 1600 km. Do đó, những bức ảnh chụp từ trạm không gian không có đối thủ khi xét về tầm bao quát. Ở vị trí thích hợp, các phi hành gia có thể chụp được một nửa địa cầu trong mây.

k0zQkGAc.jpgPhóng to
Mặt trăng trong vầng sáng của trái đất - Ảnh chụp từ ISS
Bay trên quỹ đạo cách mặt đất 400 km, trạm không gian quốc tế ISS thuờng xuyên bay qua những đám cực quang rực rỡ ở vĩ độ cao. Khi bay trên miền nhiệt đới, các phi hành gia lại có dịp chiêm ngưỡng các cơn giông kèm sấm sét mà nơi có nhiều nhất là phía nam Ấn Độ Dương.

Điều nghịch lý là, dù các cơn giông xảy ra gần như liên tục, việc chụp ảnh chúng không hề đễ dàng chúp nào. Những cơn dông qua ống kính của các phi hành gia thường lẫn vào mây. Nếu chụp chung với cực quang, những cơn giông hầu như bị ánh sáng xanh chói lọi của cực quang che mờ mất.

yCIEvDbe.jpgPhóng to nb0SBuSe.jpg
Ảnh 3 cơn giông chụp gần (giông là những đám mây cuộn lên trong ảnh) Ảnh các cơn giông (vùng khoanh tròn) chụp chung với cực quang màu xanh

Nguồn nước và đời sống biển ở trái đất đôi khi cũng tạo ra những bức ảnh rất ấn tượng từ không gian. Đó là những màu nước khác nhau ở nơi giao thoa giữa các luồng biển tại Nam Mỹ, hay dải san hô lớn xanh như lụa ở châu Úc. Các dòng sông Tây Tạng nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ của mình trên mặt đất thì trông không khác gì một ma trận giữa nước và băng từ không gian.

bHcrE3dB.jpgPhóng to 3gYhqGzr.jpg
Vùng biển đầy màu sắc ở Uruguay và Argentina, nơi các dòng biển giao nhau Ma trận giữa nước và băng của dòng sông trên Tây Tạng

Không gian cũng là một nơi tuyệt vời để khám phá những đỉnh cao của trái đất. Đỉnh Everest là điểm săn tìm của hàng loạt các phi hành gia, vệ tinh, để chụp ảnh, dù độ chi tiết của ảnh từ không gian không cao lắm do quỹ đạo của trạm cao gấp 50 lần độ cao của đỉnh Everest. Người Ai Cập có thể tự hào rằng kim tự tháp Giza của họ trông rõ nét không kém gì đỉnh Everest nhìn từ không gian.

Epsbi8qP.jpgPhóng to 4kqNcqFK.jpg
Đỉnh Everest (phần khoanh tròn) và toàn bộ vùng núi Himalaya chụp từ ISS Kim tự tháp Giza (vùng khoanh tròn) chụp từ ISS

Những cái chết dần mòn

Các dữ liệu chụp một địa điểm qua nhiều năm khác nhau cho thấy sự biến mất nhanh chóng của các kỳ quan thiên nhiên trên mặt đất. Nếu đỉnh Kilimajaro tại Kenya còn phủ đầy tuyết vào năm 1991. Chỉ 10 năm sau, đỉnh núi hầu như không còn chút tuyết nào. Điều tương tự xảy ra với biển chết của israel.

nsYazetc.jpgPhóng to ml4SbTff.jpg
Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro vào năm 1991 (ảnh trái) và năm 2001 (ảnh phải) Màu xanh của biển chết năm 2001 (ảnh phải) nhạt hơn hẳn so với năm 1989
M10kB7rf.jpgPhóng to
Các hạt bụi tụ thành từng hạt tròn màu trắng toả đi khắp nơi
Ô nhiễm khí quyển

Mặc dù khí nhà kính thì hoàn toàn vô hình dưới ống kính máy ảnh, các loại bụi thì không. Ảnh chụp từ trạm không gian cho thấy có một luồng bụi rất lớn đi từ các quốc gia đang phát triển nhanh toả đi khắp thế giới.

Trong khi hiệu ứng của các khí nhà kính đã được tìm hiểu kỹ càng, tác hại của các hạt bụi vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Các kết quả tính toán cho ra những kết quả khác nhau về mức hạ nhiệt độ của bầu khí quyển do bụi.

 ANH QUÝ (Theo NASA Earth Observatory)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên