11/07/2023 16:54 GMT+7

Từ chuyện bài thi Genius Olympiad: nghĩ về lòng trung thực!

Câu chuyện bài thi Genius Olympiad xem như sáng tỏ với kết luận 'đạo văn' 86% bài viết. Nhưng câu hỏi khác bật lên: Chúng ta dạy trẻ thế nào về lòng trung thực?

Làm khoa học càng cần lòng trung thực và sự liêm chính học thuật. Trong ảnh: Học sinh TP.HCM tham gia thi tài chế tạo xe chạy bằng năng lượng mặt trời trong Ngày hội STEM day - Ảnh minh họa: Q.L. 

Làm khoa học càng cần lòng trung thực và sự liêm chính học thuật. Trong ảnh: Học sinh TP.HCM tham gia thi tài chế tạo xe chạy bằng năng lượng mặt trời trong Ngày hội STEM day - Ảnh minh họa: Q.L.

1. Mọi chuyện có lẽ đã không trở nên lùm xùm nếu bài viết ấy không đoạt giải. Nhưng câu chuyện ấy còn cho mỗi chúng ta suy ngẫm không chỉ về cách hành xử của người lớn, mà hãy thẳng thắn với nhau rằng chúng ta sẽ dạy trẻ thế nào về lòng trung thực khi sự thật phơi bày.

Trong câu chuyện này, dù kết luận cuối cùng của ban tổ chức cuộc thi thế nào, hai học sinh ấy đều không đáng trách. Nói cách khác, có thể xem hai bạn là nạn nhân trong hành xử của người lớn.

Thử hỏi, nếu không có sự can thiệp (có phần thô bạo) của người hướng dẫn, liệu bạn này có thể dự thi bằng một sản phẩm "đạo văn" của một bạn khác không?

Phản ứng của học sinh M.C. cùng gia đình là lẽ thường tình, khi sản phẩm trí tuệ của họ bị ăn cắp! Và họ không có lỗi khi "tố" sự việc lên mạng xã hội. Nếu họ không làm thế, sự thật có trả lại đúng vị trí vốn có của nó, hay sẽ âm thầm chìm xuồng?

2. Một lần nữa, chúng ta liệu có giật mình vì cái kiểu quen thói qua mặt và thấy bình thường với chuyện vi phạm bản quyền. Đã sai thì không thể bao biện. Đằng này lại còn thiếu trung thực. Vì nghĩ rằng sẽ "qua mặt" được ở một sân chơi quốc tế?

Học sinh TP.HCM thi tài sáng tạo tại Ngày hội STEM day - Ảnh: Q.L. 

Học sinh TP.HCM thi tài sáng tạo tại Ngày hội STEM day - Ảnh: Q.L.

Tôi có đi dạy. Bài học đầu tiên khi vào lớp, tôi luôn nhắc sinh viên về sự chính trực trong hành xử, lòng trung thực ở đời.

Khi bạn không trung thực, bạn sẽ luôn tìm lý do bao biện, luôn nghĩ ra cách đối phó hòng lấp liếm sự thật. Khi không có lòng trung thực, bạn sẽ khó mà công tâm hay ứng xử công bằng khi đối diện với bất cứ việc gì cần giải quyết.

Cái đáng sợ hơn khi hành vi của người lớn trở thành tấm gương cho con trẻ. Bạn sẽ dạy gì cho bọn trẻ khi chính bạn ở vai trò người hướng dẫn lại chọn cách hành xử gian dối, bỏ qua lòng trung thực.

Lâu dần, các bạn trẻ sẽ học theo thói quen đáng sợ của người lớn. Vì người lớn không trung thực vẫn chẳng vấn đề gì, thì người trẻ làm theo y vậy có sao đâu.

Lòng trung thực không chỉ cần được dạy đầu tiên trong học đường. Bài học ấy còn phải được nhắc trong cuộc sống hằng ngày từ chính mỗi gia đình.

3. Khi một đứa trẻ được lớn lên cùng bài học về sự chính trực ở đời, lòng trung thực khi đối nhân xử thế, hẳn đứa bé ấy sẽ thấy bứt rứt khi "quay cóp" lúc làm bài thi. Xa hơn, sẽ kịp nghĩ lại trước khi muốn làm điều trái với tính trung thực được dạy.

Trong làm khoa học lại càng cần sự trung thực. Ấy chính là sự liêm chính học thuật. Để chúng ta không phải thỉnh thoảng lại đọc được đâu đó bản tin phát hiện đề tài, luận án, công trình khoa học "có sự trùng lắp ý tưởng" đến đáng kinh ngạc.

Mà điều này phải được bắt đầu từ chính người thầy - những người trực tiếp hướng dẫn, dạy dỗ trò. Một người thầy thiếu lòng trung thực thì cơ sở nào để hy vọng sẽ tạo ra những thế hệ học trò chính trực, ngay thẳng ở đời, phải không?

Ban tổ chức Genius Olympiad: Đã hủy kết quả bài thi gian lậnBan tổ chức Genius Olympiad: Đã hủy kết quả bài thi gian lận

Rạng sáng 11-7 (giờ Việt Nam), học sinh Mai Chi đã nhận được email của ban tổ chức Genius Olympiad phản hồi về những khiếu nại của mình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên