24/09/2015 00:10 GMT+7

​Truyền thông dân số phải đi trước

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Mất cân bằng giới tính khi sinh không chỉ gây ra bất bình đẳng giới mà còn gây ra những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị… Vì vậy, phải tăng cường công tác truyền thông.

Đại diện Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục dân số- Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 14 thế giới về quy mô dân số. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra cả ở thành thị và nông thôn, nhiều vùng địa lý, một số tỉnh có tỷ suất giới tính khi sinh ở mức rất cao.

Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Dân số năm 2014, có 6/6 vùng có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng (115), thấp nhất vùng đồng bằng song Cửu Long (108,5). Trong đó, các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Lào Cai, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn La, Hà Nội, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình đứng đầu.

Nguyên nhân trực tiếp được xác định là do tâm lý ưa chuộng con trai gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhóm nguyên nhân phụ trợ khác như do áp lực giảm sinh, gia đình mong muốn phải có con trai; do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình với nhiều công việc nặng nhọc như khai thác khoáng sản, đi biển đánh bắt xa bờ… đòi hỏi sức lao động của con trai.

hinh-8-1443152134.jpgEn2rNIZC.jpg

Tình trạng gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị,… Khi các nam nữ thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn (tính đến thời điểm 2025), Việt Nam sẽ thiếu 2,3-4,3 triệu phụ nữ, kéo theo tình trạng dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn.

Tổng cục Dân số cho biết, nếu trước đây công tác dân số hướng mục tiêu giảm sinh, kế hoạch hóa gia đình, thì hiện nay vấn đề dân số đặt trước thách thức cao hơn đó là dân số và phát triển.

Vì vậy 3 nhóm giải pháp cơ bản cần triển khai trong thời gian tới gồm tuyên truyền, giáo dục, vận động để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi; thực hiện các chính sách hỗ trợ nữ giới, những gia đình sinh con một bề; tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm, lựa chọn giới tính thai nhi.

Tuy nhiên giải pháp nâng cao công tác truyền thông về dân số đặc biệt quan trọng và cần đi trước một bước để người dân hiểu đúng, nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực cho xã hội.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên