Từ đó tôi nghĩ em học yếu cũng phải thôi. Dù em có thích học, nhưng những bài không biết em lại không biết hỏi ai, dẫn đến chán nản trong việc học. Gia đình dượng dì kinh tế cũng khó khăn, đi làm việc cả ngày, có hôm phải 9g tối mới về. Ngoài giờ học trên trường, em ở nhà một mình, không ai quản lý nên thường xuyên xem tivi. Đây có thể là một phần nguyên nhân làm em tiếp thu bài rất chậm, học bài thường hay quên và có chút ít biểu hiện của bệnh tự kỷ.
Trong hai tháng tôi dạy em vừa qua, việc học của em đã có những thay đổi tích cực, đã có những tiến bộ nhất định dù những thay đổi này diễn ra còn chậm. Em là người học yếu và tiếp thu chậm nhất mà tôi từng dạy (dù không phải là giáo viên nhưng tôi vẫn hay dạy học cho các em họ hàng của tôi). Bữa đầu tiên, tôi không dạy học mà chỉ trò chuyện với em, để em nói lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về việc học, về chuyện trường lớp, cuộc sống gia đình. Ngoài việc dạy học, tôi còn là người em tin tưởng để chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi nhận ra rằng dạy kiến thức là một chuyện, truyền được đam mê cho người học lại là chuyện khác. Dạy kiến thức thì dễ hơn, có thể giúp em đạt điểm cao nhưng điều gì xảy ra khi tôi không còn dạy em? Dạy cho em cách học, truyền cho em đam mê học là việc khó khăn hơn nhưng cũng lâu bền hơn. Khi tôi không còn dạy em, em vẫn biết cách để học. Để làm được điều này, người dạy phải kiên trì, phải biết lắng nghe và quan tâm đến người học vì mỗi người đều có những tố chất và hoàn cảnh khác nhau, không phải ai cũng có điều kiện học tập đầy đủ, khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận