11/06/2006 22:18 GMT+7

Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng)

TTO
TTO

TTO - Trường ĐH Bách khoa là một trong năm trường thành viên của ĐH Ðà Nẵng thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 4-4-1994 của Chính phủ, trên cơ sở của Trường ĐH Bách khoa Ðà Nẵng (cũ) được thành lập vào năm 1975.

IYvzNwv6.jpgPhóng to
Trường ĐH Bách khoa (Đà Nẵng)
TTO - Trường ĐH Bách khoa là một trong năm trường thành viên của ĐH Ðà Nẵng thành lập theo Nghị định số 32/CP ngày 4-4-1994 của Chính phủ, trên cơ sở của Trường ĐH Bách khoa Ðà Nẵng (cũ) được thành lập vào năm 1975.

Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) là một trong ba trường đào tạo kỹ sư đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước, cung cấp nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng.

Tuyển sinh ĐH, CĐ và thạc sĩ, tiến sĩ

Là trường ĐH kỹ thuật duy nhất của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trường có chức năng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư các chuyên ngành kỹ thuật và công nghệ; tham gia đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ CĐ cho Trường CĐ Công nghệ; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Hàng năm trường tuyển mới hơn 2.400 sinh viên hệ chính quy và hơn 600 sinh viên hệ vừa học vừa làm. Mã đăng ký dự thi ĐH của trường là DDK. Trường tuyển sinh trong phạm vi cả nước. Các ngành của trường tuyển sinh theo khối A và một ngành khối V.

Trường xét trúng tuyển theo ngành đào tạo căn cứ vào điểm thi và nguyện vọng đăng ký dự thi của thí sinh cho đến hết chỉ tiêu. Số trúng tuyển còn lại sẽ được nhà trường bố trí ngành đào tạo căn cứ vào điểm thi và nguyện vọng mới của thí sinh khi đến nhập học. Trường có các ngành đào tạo ĐH sau:

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Ngành học

Mã ngành

Chỉ tiêu 2006

Khối thi

Điểm chuẩn 2005

Cơ khí chế tạo máy

101

200

A

21

Điện kỹ thuật

102

320

A

22

Điện tử - Viễn thông

103

220

A

24.5

Xây dựng dân dụng & công nghiệp

104

220

A

25

Xây dựng Thủy lợi - Thủy điện

105

155

A

21

Xây dựng cầu đường

106

220

A

24

Công nghệ nhiệt - điện lạnh

107

110

A

21

Cơ khí động lực

108

100

A

21

Kỹ sư tin học

109

220

A

21

Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp

110

100

A

21

Cơ - Điện tử

111

110

A

23

Công nghệ môi trường

112

50

A

22

Kiến trúc

113

50

V

26

Công nghệ hóa thực phẩm

201

100

A

21

Công nghệ hóa học

- Công nghệ chế biến dầu và khí

202

50

A

22

- Công nghệ vật liệu

203

100

A

21

Công nghệ sinh học

206

50

A

21

Kinh tế kỹ thuật (Xây dựng và quản lý dự án)

400

100

A

22

Thí sinh dự thi khối V thi môn Vẽ mỹ thuật hệ số 2 và phải đạt 10 điểm trở lên. Trong tổng chỉ tiêu đào tạo ĐH Bách khoa có 100 chỉ tiêu đào tạo Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (ngành 110), thời gian đào tạo 4 năm, sinh viên không phải đóng học phí.

Quá trình đào tạo và hợp tác quốc tế

Từ khi thành lập đến nay, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Ðà Nẵng) đã đào tạo trên 20.000 kỹ sư thuộc nhiều chuyên ngành với các hệ đào tạo khác nhau, đáp ứng nhu cầu cán bộ kỹ thuật của các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

EuG6nCii.jpgPhóng to

Tối ngày 4-6-2006, Vòng chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robocon Việt Nam 2006 với chủ đề “Vươn tới đỉnh cao” (do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, Công ty Ôtô Toyota là nhà tài trợ), đội ELT#2 (ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng) đoạt giải đội có phong cách thi đấu fairplay và giải công nghệ

Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) hiện có 369 cán bộ, công chức, trong đó có 19 giáo sư và phó giáo sư, 58 tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, 103 thạc sĩ, 118 giảng viên cao cấp và giảng viên chính, 138 giảng viên. Đây là lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Trường có quan hệ hợp tác đào tạo với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng cùng nhiều trường ĐH, viện nghiên cứu khác trong nước. Hiện nay trường đang liên kết đào tạo với 12 Trung tâm Giáo dục thường xuyên của tất cả các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên, từ Quảng Trị đến Ninh Thuận, Lâm Ðồng, kịp thời đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ cho phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Ngoài ra, nhà trường cũng đang đào tạo nhiều lớp hệ cử tuyển theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT.

Trong hợp tác quốc tế, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) có mối quan hệ truyền thống với các trường: INPG, INPT, ECL, ECP, IFP (Cộng hòa Pháp), ETS (Canada), OUP, OU (Nhật Bản), NUS (Singapore), Học viện AIT (Thái Lan)...

Từ năm học 1999-2000, trong Chương trình hợp tác giữa ĐH Đà Nẵng với các trường thuộc Cộng hòa Pháp, trường mở hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao cho hai chuyên ngành: Tự động hóa quá trình sản xuất và Xây dựng công trình biển. Hàng năm Trường ĐH Bách khoa tuyển 45 sinh viên cho chương trình hợp tác Việt - Pháp đào tạo kỹ sư chất lượng cao (sau khi thí sinh trúng tuyển vào trường, sẽ có hướng dẫn cụ thể).

Mục tiêu phát triển lâu dài của trường

Trong vòng 10 năm tới, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) sẽ hoàn thiện hệ thống đào tạo tín chỉ, cập nhật chương trình đào tạo theo các trường ĐH tiên tiến, đuổi kịp trình độ của một trường đào tạo kỹ sư hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, ví dụ Trường ĐH Kỹ thuật Nanyang, Singapore (NTU).

Kể từ năm 2015, sau khi trường dời vào Làng ĐH ở Hòa Quý, trường sẽ hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học một cách đồng bộ theo phương châm đi tắt, đón đầu. Trong giai đoạn này, nhà trường sẽ đẩy mạnh việc gửi ra nước ngoài đào tạo cán bộ theo quy hoạch để hình thành các nhóm nghiên cứu, bảo đảm việc sử dụng hết công suất và có hiệu quả trang thiết bị trong đầu tư; mở rộng các ngành đào tạo sau ĐH, liên kết đào tạo sau ĐH với một số trường nổi tiếng trên thế giới.

Sau năm 2020, khi nước ta trở thành nước công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) trở thành trung tâm đào tạo kỹ sư chất lượng cao đồng thời là nơi đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ lớn của cả nước. Số lượng học viên sau ĐH chiếm ít nhất 1/3 tổng số sinh viên toàn trường. Nhà trường sẽ là điểm đến của du học sinh các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.

Đến năm 2030, kinh phí do hoạt động khoa học, công nghệ của trường đảm bảo trang trải ít nhất 50% kinh phí đầu tư và hoạt động của trường. Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) sẽ có 100 bằng phát minh, sáng chế có giá trị ứng dụng cao, 25% công trình nghiên cứu của nhà trường được tham khảo rộng rãi trên thế giới.

Đến năm 2075, một số nghiên cứu của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) được áp dựng rộng rãi trong các ngành công nghiệp lớn trên thế giới.

Cơ sở đào tạo của trường đặt tại địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng; ĐT: (0511) 842308; Fax: (0511) 842771; E-mail: dhbk@ud.edu.vn.

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên