![]() |
Dấu hiệu lachman (ngăn kéo trước của xương chày so với xương đùi cho phép khẳng định chẩn đoán. Ảnh: Nam Anh |
- Trong khớp gối có hai dây chằng gọi là dây chằng chéo trước (DCCT) - bạn tham khảo thêm bài viết về nội soi trong bệnh lý khớp gối trên TTO để hiểu rõ hơn. DCCT và dây chằng chéo sau (DCCS), nhiệm vụ có thể hiểu 1 cách đơn giản là giữ không cho mâm chày (cẳng chân) chạy ra trước và ra sau khi đi lại.
Đa phần là DCCT sẽ bị đứt do té chống chân xoay người. DCCS đứt là do sự va chạm ở mặt trước cẳng chân đẩy mâm chày chạy ra sau. Biểu hiện lúc mới chấn thương bao gồm đau, gối sưng do chảy máu từ sự đứt dây chằng và có thể do tổn thương những thành phần khác của khớp như bao khớp và các dây chằng bên.
Bệnh nhân sẽ bị hạn chế vận động gối do đau, sưng. Sau 1 thời gian khoảng 2-3 tuần thì các triệu chứng này sẽ mất dần đi, tuy nhiên sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ tứ đầu đùi tức là cơ nằm phía trước đùi, nếu cơ bạn khoẻ thì có thể bạn sẽ không bị lỏng gối do các cơ bù lại chức năng dây chằng, nhưng thông thường thì gối sẽ bị lỏng do mâm chày không có gì giữ nên sẽ bị bán trật ra trước gây triệu chứng mất vững hoặc đau hoặc cả hai.
Triệu chứng mất vững biểu hiện bằng việc bạn hay bị té khi đi nhanh hoặc chạy hoặc nặng hơn là khi đi lại bình thường. Chúng ta hay dùng từ “sụm” gối để diễn tả hiện tượng đang đi tự nhiên bị té hoặc không trụ được chân bị tổn thương dây chằng, nếu không điều trị có thể sụn chêm sẽ bị rách và gây kẹt khớp tức là khi đi tự nhiên gối giống như bị trật và kẹt ở 1 tư thế nào đó, sau 1 hồi lắc lắc và lựa thế gập duỗi gối thì mới về bình thường được. Đôi khi không thể về bình thường mà phải nhờ người khác nắn hoặc phải tê để nắn (hiếm xảy ra). Để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư (thoái hoá sụn) do mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.
X quang thường chỉ có thể phát hiện nếu dây chằng bị đứt có kèm theo giật ra 1 miếng xương nhỏ ( bệnh nhân càng nhỏ tuổi thì xương dễ bị giật bứt ra hơn). Còn thông thường thì không thấy gì cả và đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều BS bỏ sót chẩn đoán do lúc mới chấn thương gối đau nên khó khám và nhìn phim thì thấy hoàn toàn bình thường, bệnh nhân được cho xuất viện với chẩn đoán bong gân đầu gối.
Tuy nhiên khi chụp phim thường có kết hợp với việc ép đẩy mâm chày ra trước hoặc ra sau có thể gián tiếp cho chẩn đoán đứt dây chằng và phân mức độ lỏng lẻo ra trước hoặc sau của mâm chày (hình như có quá ít bệnh viện thực hiện việc này do các BS không yêu cầu và khoa X quang cũng ngại thực hiện vì mất nhiều thời gian trong bối cảnh bệnh nhân quá đông hiện nay)
Để chẩn đoán đứt dây chằng chéo thì không khó, bằng việc khám bằng các test đặc biệt các BS có thể chẩn đoán được là đứt dây chằng, chụp MRI cũng cho thấy hình ảnh đứt dây chằng và các tổn thương phối hợp như sụn chêm và các dây chằng khác. Tuy nhiên việc khám đem lại yếu tố quyết định cho vấn đề điều trị hơn là chỉ dựa vào phim MRI đơn thuần. Do vậy tôi nhấn mạnh việc có kết luận đứt dây chằng hay không, đứt dây chằng nào, bao nhiêu dây chằng… và có nên mổ hay không là tuỳ thuộc việc khám trên bệnh nhân.( lưu ý MRI cũng có thể sai do người đọc không chính xác hoặc lát cắt không chính xác).
Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ unicode). Xin chân thành cảm ơn! B.CHÂU thực hiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận