10/01/2004 06:12 GMT+7

Trị loạn khuẩn đường ruột bằng nấm men

ĐOÀN TỪ DUY thực hiện
ĐOÀN TỪ DUY thực hiện

TT - Công trình nghiên cứu “Xây dựng qui trình nuôi cấy và thử tác dụng trị loạn khuẩn của nấm men Saccharomyces boulardii” của thạc sĩ Nguyễn Kim Minh Tâm vừa đoạt giải nhất “Hội nghị nghiên cứu khoa học công nghệ trẻ Trường ĐH Y dược TP.HCM - 2003”. Công trình cho thấy khả năng có thể sản xuất một loại thuốc trị loạn khuẩn đường ruột mới với ưu điểm vượt trội so với các loại thuốc trị khuẩn khác: có khả năng đề kháng kháng sinh và có thể sản xuất với chi phí rất thấp.

Ik0glfhQ.jpgPhóng to
S. boulardii trong ống tiêu hóa
TT - Công trình nghiên cứu “Xây dựng qui trình nuôi cấy và thử tác dụng trị loạn khuẩn của nấm men Saccharomyces boulardii” của thạc sĩ Nguyễn Kim Minh Tâm vừa đoạt giải nhất “Hội nghị nghiên cứu khoa học công nghệ trẻ Trường ĐH Y dược TP.HCM - 2003”. Công trình cho thấy khả năng có thể sản xuất một loại thuốc trị loạn khuẩn đường ruột mới với ưu điểm vượt trội so với các loại thuốc trị khuẩn khác: có khả năng đề kháng kháng sinh và có thể sản xuất với chi phí rất thấp.

Thạc sĩ Nguyễn Kim Minh Tâm cho biết: hệ vi khuẩn đường ruột có thể giúp cơ thể tổng hợp các vitamin, chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đặc biệt là đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh. Trong khi đó hiện nay nhiều người bệnh khi phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh thì lại sử dụng không đúng và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và hệ quả là xuất hiện rối loạn tiêu hóa kéo dài, viêm ruột kết mãn tính...

* Các loại thuốc trị loạn khuẩn đường ruột chủ yếu dựa vào nguyên tắc nào và hiệu quả ra sao, thưa thạc sĩ?

- Hệ vi khuẩn đường ruột luôn tồn tại loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Như đã nói ở trên, việc sử dụng kháng sinh không đúng và kéo dài là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột, đây là tình trạng các vi khuẩn có lợi bị giết chết và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có hại phát triển.

Phương pháp hữu hiệu nhất để điều trị tình trạng loạn khuẩn đường ruột là tái lập sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách bổ sung một hệ vi khuẩn có lợi mới dưới dạng các chế phẩm probiotic. Các loại vi khuẩn được chọn lựa chủ yếu thuộc nhóm vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, các loại vi khuẩn này chỉ có khả năng đề kháng một số kháng sinh nhất định nên nếu người bệnh tiếp tục sử dụng kháng sinh, loạn khuẩn đường ruột có khả năng tái phát.

* Thế còn loại nấm men mà thạc sĩ vừa nghiên cứu thì sao?

- Đây là loại nấm men Saccharomyces boulardii (S. boulardii). Theo nghiên cứu, ngoài khả năng giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột tương tự vi khuẩn lactic, loại nấm men này còn có một ưu điểm vượt trội là có khả năng đề kháng kháng sinh và sulfamid (ngoại trừ kháng sinh kháng nấm).

Vì thế người mắc một bệnh nào khác cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thể hoàn toàn yên tâm trong việc điều trị bằng nấm men này mà không sợ sẽ phát sinh hoặc làm trầm trọng thêm bệnh loạn khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nấm men S. boulardii còn có khả năng tiết ra protease tiêu giải độc tố của Clostridium difficile, vi khuẩn gây viêm ruột kết màng giả cũng như trung hòa được nội độc tố E. coli và Vibrio cholerae nên có thể dùng trong dự phòng tiêu chảy cấp tính.

* Thạc sĩ đánh giá thế nào về triển vọng sản xuất loại thuốc này?

-Với những ưu điểm và điều kiện nuôi cấy không quá phức tạp, theo tôi, việc sản xuất chế phẩm trị bệnh loạn khuẩn đường ruột có nguồn gốc từ nấm men S. boulardii sẽ gặp rất nhiều thuận lợi. Trước hết, nấm men S. boulardii được nuôi cấy chủ yếu và phát triển rất tốt trong môi trường có đường saccharose (đường ăn hiện nay) trong khi khối lượng đường cần không nhiều và với giá đường hiện tại, dự báo chi phí sản xuất sẽ thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm cũng dễ chấp nhận được.

Bên cạnh đó, hiện chúng tôi cũng đang nghiên cứu việc sử dụng protein từ đậu nành làm nguồn nitơ cho nấm men thay pepton. Từ tất cả các yếu tố trên, hi vọng chế phẩm nấm men S. boulardii trị loạn khuẩn sẽ được nhanh chóng đưa vào sản xuất và phục vụ đông đảo người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo.

ĐOÀN TỪ DUY thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên