* Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: dạy ở phổ thông là dạy làm người
Phóng to |
Các bệnh nhi Bệnh viện Ung bướu TP.HCM trong buổi học đầu tiên chiều 4-9 - Ảnh: Thuận Thắng |
Phóng to |
Làm thế nào để vấn đề này không trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” trong tình thế điều kiện cho giáo dục, trình độ giáo viên (GV) giữa các vùng miền còn không đồng đều. Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc này, ông Nguyễn Hải Châu, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, cho biết:
- Việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc phổ thông năm học trước đã được triển khai mạnh mẽ và có những kết quả đáng ghi nhận. Những môn học được xem là khô, khó dạy như lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, những môn học đang được xem là ít dần tính hấp dẫn như ngữ văn đã được Bộ GD-ĐT chỉ đạo tổ chức các tọa đàm, diễn đàn ở nhiều cấp, trong các cơ sở giáo dục và có nhiều vấn đề được sáng rõ, được gỡ rối để có định hướng chung trên cơ sở kinh nghiệm mà các cơ sở giáo dục, GV tích lũy, chia sẻ với nhau.
Năm học này, cùng với việc tiếp tục đổi mới ở các môn học trên, Bộ GD-ĐT chỉ đạo tập trung sâu hơn vào việc đổi mới cách dạy học với các môn toán, lý, hóa, sinh, ngoại ngữ. Mỗi môn học có những đặc thù riêng, có thể tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, xây dựng nguồn tài liệu, bài giảng theo môn học hoặc theo các chủ đề hẹp hơn, theo đối tượng học sinh. Việc bồi dưỡng GV cũng phải được đổi mới theo hướng tổ chức các chuyên đề dạy học theo đối tượng học sinh, theo vùng miền đặc thù hoặc theo cách giải quyết những thắc mắc, khó khăn của GV...
Bộ GD-ĐT sẽ tạo điều kiện và chỉ đạo sâu sát hơn nhưng thực hiện thành công đến đâu là do nỗ lực của các hiệu trưởng, GV trên cơ sở kế hoạch thực hiện việc đổi mới của từng cơ sở giáo dục.
Phóng to |
Học sinh lớp 8A7 Trường THPT Trần Đại Nghĩa, TP.HCM chuyện trò trong ngày khai giảng 4-9 - Ảnh: Mai Vinh |
* Theo phản ảnh của GV, thời gian dạy học ở phổ thông hạn chế, việc dạy học theo chương trình trở nên quá tải trong khi có quá nhiều nội dung phải dạy lồng ghép, tích hợp. Việc này có được cải thiện vào năm học này không?
- Năm nay, bậc phổ thông vẫn tiếp tục duy trì tăng thêm hai tuần thực học để giãn thời lượng dạy học/tuần. Đồng thời với việc đó, trong hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới và tài liệu dạy học theo chuẩn ở bậc trung học đã hướng dẫn cụ thể việc dạy học bám sát đối tượng học sinh theo các mức: nhận biết, thông hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng, sáng tạo. Nếu GV áp dụng đúng hướng dẫn sẽ không dẫn đến việc gây quá tải cho đối tượng học sinh của mình.
Theo đó, với mỗi đối tượng học sinh có thể chỉ đặt ra yêu cầu ở một vài mức độ tương ứng. Như vậy GV cũng có thời gian để đầu tư cho việc đổi mới cách dạy đa dạng, linh hoạt hơn. Việc dạy lồng ghép nếu có phương pháp dạy học phù hợp sẽ không quá tải, ngược lại còn khiến bài học gần gũi với đời sống, tăng tính thiết thực, hấp dẫn học sinh.
* Một điểm yếu được Bộ GD-ĐT thừa nhận ở năm học trước là chậm đổi mới đánh giá học sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến việc dạy đọc - chép vẫn phổ biến ở các trường phổ thông.
- Đây là việc không thể thay đổi đột ngột mà cần có thời gian để học sinh thích ứng dần. Trước mắt, năm học mới này sẽ tăng cường việc đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi cuối kỳ, cuối năm học ở các trường phổ thông. Trong đó đảm bảo yêu cầu kiểm tra học sinh ở các mức độ khác nhau: từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng kiến thức, sáng tạo. Sẽ đưa dần các dạng đề thi mở, nhất là đối với các môn khoa học xã hội nhằm tạo cơ hội cho học sinh trình bày suy nghĩ, quan điểm, mong muốn. Đây cũng là một phương pháp để hiểu học sinh và qua đó giúp các em điều chỉnh hành vi, nhận thức.
Những kết quả kiểm tra, đánh giá trong năm học, giữa các năm học liền kề sẽ được sử dụng để phân tích và qua đó điều chỉnh kế hoạch, phương pháp giảng dạy phù hợp. Các kỳ thi lớn cũng đã và đang đổi mới cách ra đề thi phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp, chống cách dạy đọc - chép.
Phát biểu với các thầy cô giáo và học sinh, Tổng bí thư nhấn mạnh đến việc “dạy học ở bậc phổ thông chính là dạy làm người”. Vì vậy, ngoài việc dạy kiến thức phải chú trọng dạy học sinh kỹ năng sống, rèn luyện nhân cách, năng lực tư duy. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng nhắc đến vai trò quan trọng của các thầy cô giáo trong việc chuẩn bị cho học sinh tư chất, nhân cách, trong đó các thầy cô phải là tấm gương sáng cho học trò. Cùng ngày tại Hà Giang, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường phổ thông nội trú Đồng Văn và thăm các trường tiểu học, mầm non xã Lũng Cú (Đồng Văn). Tại Trường phổ thông nội trú Đồng Văn, Phó thủ tướng đã trao tặng 300 bộ đồng phục cho học sinh của trường. Phó thủ tướng đã chia sẻ những khó khăn của các thầy cô giáo và học sinh, nhất là các em học sinh đến từ các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn đang phải đương đầu với đói nghèo, thiếu nước, địa bàn giao thông khó khăn, trắc trở. Cùng ngày 4-9, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Tại trường này, đại diện Bộ GD-ĐT đã tặng năm học sinh học bổng Vừ A Dính vì thành tích vượt lên hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. * Sáng 4-9, đến dự lễ khai giảng tại Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM, bà Phạm Phương Thảo - chủ tịch HĐND TP - phát biểu: “Tôi mong các em hãy cố gắng trong học tập để sau này trở thành người cán bộ quản lý giỏi, thành người lao động có năng suất cao, thành người công dân tốt. Tôi mong trong năm học mới, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ phấn đấu để trở thành ngôi trường thân thiện và hiện đại”. Dịp này, được sự ủy nhiệm của Chủ tịch nước, bà Phạm Phương Thảo đã trao Huân chương Lao động hạng 3 cho Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận