![]() |
Trẻ sơ sinh nằm mơ trong 50% thời gian ngủ |
Một giấc ngủ có 4 chu kỳ, thời điểm mà chúng ta hay mơ mộng nhất rơi vào chu kỳ chuyển động nhanh của mắt (REM). Khi đó, não của chúng ta trong trạng thái kích thích, mắt chớp liên tục, huyết áp và hô hấp tăng trong khi cơ thể thì bất động. REM thường diễn ra 4 - 5 lần trong một đêm.
Trong giai đoạn REM, bộ não của trẻ sơ sinh lại có cường độ hoạt động cao hơn não người lớn.
Khi bộ não con người phát triển ngày càng hoàn thiện, giai đoạn REM ngày càng ngắn và thời gian mơ mộng cũng giảm. Trẻ em 1 tuổi chỉ còn nằm mơ trong 35% thời gian ngủ. Đối với trẻ em, giấc mơ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tinh thần. Có thể coi những giấc mơ là bài tập giúp não thực hiện chức năng mô phỏng thế giới xung quanh.
Những giấc mơ giúp trẻ đạt được trạng thái cân bằng và mường tượng được những chuyện đã xảy ra khi còn trng bụng mẹ. Hình thức mộng mị này thường là nguyên nhân gây ra những cơn ác mộng ở trẻ bởi chúng bị sốc trước thực tế quá khác nhau giữa thế giới trong mơ (không gian tăm tối trong bụng mẹ) và thế giới thực ồn ào và đầy màu sắc ngoài đời.
Một hình thái mơ mộng khác khá bí ẩn là sự khiếp sợ trong đêm. Đó là những lúc bạn bắt gặp con bạn la hét, mắt mở thao láo nhưng không hề nhận thấy sự có mặt của bạn. Loại hình mộng mị này xuất hiện lúc trẻ đã chìm vào giấc ngủ sâu và hầu hết trẻ em đều không nhớ chuyện đã xảy ra ngay sau khi thức giấc.
Nguyên nhân của những cơn kinh hãi như thế vẫn chưa được xác định rõ ràng. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi là trẻ bị mất phương hướng, nhưng không hoàn toàn bị đánh thức, do giấc ngủ bị quấy rối giữa chừng hoặc do sự mệt mỏi và thời gian ngủ bất bình thường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận