![]() |
Giao tiếp với trẻ như thế nào?
Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với âm thanh mà miệng chúng có thể làm theo được, lúc này nước bọt chính là một "công cụ" rất quan trọng. Trẻ cũng thực hiện nhiều nỗ lực bắt chước những âm thanh và nói bi bô suốt ngày. Chắc chắn trẻ của bạn sẽ nói không thật chuẩn nhưng đây chính là bước khởi đầu quá trình thiết lập khả năng giao tiếp của trẻ vì vậy mọi thành viên trong gia đình cần khuyến khích trẻ nói càng nhiều càng tốt.
Nếu bố mẹ lắng nghe trẻ chăm chú, họ sẽ nghe trẻ ú ớ những tiếng ngắt quảng rất dễ thương cứ như trẻ đang đặt câu hỏi hay tuyên thệ một bản diễn văn nào đó, đó cũng chính niềm vui của cả nhà khi lắng nghe trẻ bập bẹ cất tiếng nói.
Trẻ của bạn bắt đầu hiểu được cơ bản nhất của quá việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Khi còn nhỏ, trẻ hiểu được mọi người qua âm tiếng: tiếng nói nhẹ nhàng có nghĩa là đang dỗ dành chúng nín khóc, tiếng lớn có nghĩa là đang bảo trẻ làm sai. Nhưng khi ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu nhận ra phần nào nội dung câu chữ bạn muốn nói.
Khi trẻ bắt đầu nhận biết "sự ồn ào" của mình đã được mọi người chú ý, trẻ sẽ rất thích thú những trò chơi bắt chước mà bạn tập cho trẻ. Trẻ cũng biết được mỗi khi chúng khóc ré lên, bạn sẽ phải chú ý hơn đến chúng, đây cũng là một điều tốt nhưng chúng sẽ "lạm dụng" vào những lần chúng cảm thấy khó chịu, không được như ý muốn.
Bố mẹ nên làm gì?
Trẻ trong độ tuổi này thường rất dễ bị thu hút bởi những trò chơi hay bắt chước lẫn nhau. Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi bạn lặp tiếng cười hay tiếng bập bẹ của chúng. Bắt chước những âm trẻ phát sau đó bồi thêm bằng cách nói những từ có âm tương tự, điều này gíup trẻ nhanh chóng tiến bộ trong phát âm.
Trò chuyện với trẻ, ngừng chút xíu để đợi trẻ "trả lời" hoặc cũng có thể "hỏi". Những mẩu đối thoại hai chiều như thế có thể là nền tảng căn bản đầu tiên trong những năm tháng đầu đời trẻ tập giao tiếp. Hãy hỏi bé thật nhiều và lắng nghe câu trả lời một cách chăm chú bất cứ câu trả lời nào của trẻ. Như vậy bạn mới khuyến khích được trẻ mạnh dạn "trao đổi".
Dạy cho trẻ những từ đơn giản gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Các chuyên gia cho biết trẻ có thể hiểu được từ trước khi chúng có thể phát âm được chúng và thói quen có phản ứng tốt sẽ giúp trẻ hình thành được khả năng tốc độ nói tốt.
Khi nói chuyện với trẻ, bạn cần nói chuyện chậm rãi, nhấn mạnh từng từ một. Chẳng hạn như "Con muốn một ly nước? Đây là ly nước của con" khi nói bạn chỉ cho bé thấy ly nước như thế nào. Sau đó đợi phản ứng của trẻ, khoảng im lặng sau câu nói sẽ khuyến khích trẻ cất tiếng và dạy trẻ biết rằng giao tiếp là sự tương tác giữa hai bên hỏi - trả lời.
Trẻ của bạn cũng có thể sẽ rất thích đọc sách có hình ảnh lớn, nhiều màu sắc. Bên cạnh việc có thể giúp trẻ có thói quen mặt chữ, phản xạ tốt mà còn giúp trẻ phân biệt màu sắc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận