30/01/2004 15:39 GMT+7

Trần Thùy Mai: viết với tất cả tâm tư...

Theo Văn Hoá
Theo Văn Hoá

Hơn 10 năm, kể từ truyện ngắn Một chút màu xanh, Huyền thoại về chim phượng..., cây bút nữ Trần Thùy Mai đã đi được một chặng đường dài, chứng tỏ một bút lực dồi dào: Năm tập truyện ngắn, một giải thưởng Hội Nhà văn VN 2002 và gần đây là Biển đời người, Thập tự hoa (giải thưởng văn học - nghệ thuật 2003 của Ủy ban toàn quốc các hội Văn học - Nghệ thuật VN) ...

SSvEiN8e.jpgPhóng to
Nhà văn Trần Thùy Mai
Hơn 10 năm, kể từ truyện ngắn Một chút màu xanh, Huyền thoại về chim phượng..., cây bút nữ Trần Thùy Mai đã đi được một chặng đường dài, chứng tỏ một bút lực dồi dào: Năm tập truyện ngắn, một giải thưởng Hội Nhà văn VN 2002 và gần đây là Biển đời người, Thập tự hoa (giải thưởng văn học - nghệ thuật 2003 của Ủy ban toàn quốc các hội Văn học - Nghệ thuật VN) ...

* Nhiều người bảo chị là nhà văn của đề tài tình yêu. Tình yêu trong những truyện ngắn của chị là huyền thoại. Chị nghĩ sao?

- Mỗi người viết có một cái gu riêng. Tôi chỉ viết về những gì mình nghĩ, mình thích, những gì gắn bó thật sự với mình. Khi viết về tình yêu, tôi không có ý định khai thác nó như một đề tài ăn khách và dễ viết. Tôi cũng không muốn thể hiện tình yêu như một cõi viễn mộng để trốn tránh cuộc đời mà muốn thể hiện nó như một động lực của sự sống, biểu hiện tối ưu của tính nhân văn. Mà tính nhân văn luôn là cốt lõi của văn học.

- Tôi không thích cách nói "viết không phải là nghề mà là nghiệp". Với tôi, viết là một nghề. Nó giống như mọi nghề khác ở chỗ phải có kỹ năng và lương tâm. Chẳng hạn, người thợ mộc đóng một cái ghế thì không phải chỉ cần tay nghề mà còn phải có tấm lòng, làm sao cho ghế được bền đẹp, không làm cho người dùng thất vọng.

Viết văn cũng vậy. Đã đành là sống bằng nhuận bút nhưng cũng phải gắng công làm ra thành phẩm của mình với tất cả tâm tư. Vì thế, trong cuộc đời tôi đã có nhiều lúc buồn nản nhưng chưa bao giờ thấy chán viết, chưa bao giờ muốn bỏ bút.

* Tại sao trong nhiều truyện của chị nhân vật xưng "tôi" thường là nam giới?

- Tôi là con thứ hai trong gia đình. Lúc sinh tôi, mẹ chỉ mong ước đó là con trai. Vì vậy, khi nhỏ, tôi ăn mặc giả trai và được đối xử như với con trai. Có lẽ vì vậy mà trong tính cách vẫn còn một chút ký ức của nam tính rơi rớt lại...

* Những lúc cảm thấy thật buồn và cô quạnh, chị thường làm gì?

- Cứ mặc kệ cho nó buồn. Không gượng ép, không gắng gỏi chống lại. Nhiều khi cảm thấy nỗi buồn cũng như một cơn đau đầu, đau hết mức thì sẽ qua. Khi còn nhỏ, tôi nghiền đọc truyện của A. Dumas và thường nhớ câu nói của ông "chỉ có cái chết là không chữa được". Nhớ lại 15 năm trước, các nhà thơ Nga còn đòi "quyền được buồn" thì sẽ thấy được thể hiện nỗi buồn cũng là hạnh phúc.

* Vậy, triết lý sống của chị là gì?

- Nếu chịu khó để hiểu con người thì sẽ không thể buồn lâu, giận lâu một ai. Vì không đòi hỏi nên mình cũng ít đau khổ hơn.

* Gần đây, nhiều truyện ngắn hay của chị đã lọt vào mắt xanh các nhà làm phim. Những truyện ngắn sẽ thành phim ấy đã được chuyển thể đến đâu rồi?

- Truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng do Vũ Bích Thuỷ viết kịch bản, Vinh Sơn đạo diễn đã được duyệt. Phim sẽ khởi quay vào cuối năm nay tại Huế. Kịch bản phim Thương nhớ Hoàng Lan của Phạm Hoàng Hải đã viết xong, đang chờ duyệt. Còn Gió thiên đường thì tôi đang viết lại kịch bản lần thứ hai. Chỉ mong rằng nó không "đổ" như đã viết lần đầu.

Theo Văn Hoá
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên